F0 test nhanh âm tính trở lại chớ vội mừng đã khỏi bệnh

"Không phải F0 test nhanh âm tính là yên tâm khỏi bệnh mà bệnh còn có thể nặng lên. Việc bệnh nặng lên không liên quan đến việc âm tính hay chưa" - Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp khẳng định.

F0 test nhanh âm tính trở lại chớ vội mừng đã khỏi bệnh

Hiện hơn 98% ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Hà Nội đang được theo dõi, điều trị tại nhà. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu một F0 điều trị tại nhà sau 7 ngày có kết quả test nhanh âm tính (thực hiện lấy mẫu theo hướng dẫn) sẽ được dỡ bỏ cách ly.

Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì F0 tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine.

Cũng theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế, có 3 giai đoạn trong diễn biến bệnh COVID-19.

Theo đó, một người nhiễm virus SARS-CoV2 sau thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày (với chủng Delta, người bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn hơn) có thể phát bệnh.

- Giai đoạn khởi phát trung bình 5-7 ngày. Người bệnh có thể có triệu chứng nhẹ như sốt, đau họng, đau mỏi người,.. hoặc không triệu chứng. Sau giai đoạn này, phần lớn người bệnh chuyển ngay sang giai đoạn 3 là giai đoạn hồi phục. Nhưng có một số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn 2 với những tình trạng nặng hơn.

- Giai đoạn toàn phát diễn ra sau 4-5 ngày với những tổn thương ở các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, thận, thần kinh…

- Giai đoạn hồi phục giữa các mức độ bệnh cũng khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, sau 7-10 ngày, người bệnh hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài. Trong khi những trường hợp nặng thì biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng. Còn những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài..

Trung bình thời gian có virus ở hầu họng bệnh nhân để có thể có xét nghiệm dương tính là 7-8 ngày.

Đa số bệnh nhân hết giai đoạn khởi phát đã có thể có xét nghiệm âm tính. Nhưng cũng có nhiều bệnh nhân dù rất nhẹ vẫn tái dương tính kéo dài. Hoặc cũng có trường hợp dù xét nghiệm virus đã âm tính nhưng không chuyển sang giai đoạn hồi phục ngay mà vẫn diễn biến sang giai đoạn toàn phát.

Thực tế hiện nay, số F0 nhẹ/không triệu chứng chiếm đại đa số. Sau khi âm tính trở lại, các triệu chứng như sốt, ho, đau họng… đã thoái lui, các F0 xuất hiện tâm lý chủ quan âm tính là khỏi bệnh hoặc bệnh sẽ không diễn biến nặng lên. Từ đó, họ bỏ hết việc theo dõi sức khoẻ, chỉ số SpO2 – chỉ số quan trọng nhằm phát hiện suy hô hấp, tổn thương phổi. Theo các bác sĩ, điều này là sai lầm.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, việc người bệnh chuyển âm tính hay vẫn dương tính không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Độ nặng của bệnh liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân với virus.

Nếu cơ thể đáp ứng miễn dịch phù hợp, giúp loại bỏ virus thì các triệu chứng nhẹ thoái lui, F0 sẽ khỏi bệnh. Nếu đáp ứng miễn dịch rối loạn, cơ thể sẽ có phản ứng quá mức gây bão cytokines và từ đó gây tổn thương các phủ tạng. Khi đó, bệnh nhân có thể diễn biến nặng lên. Nếu bão cytokines và các rối loạn hậu quả của nó không được kiểm soát, các phủ tạng bị tổn thương không được hồi sức hiệu quả có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.

F0 cần quan tâm, theo dõi việc có xuất hiện tổn thương phổi gây suy hô hấp hay không để liên hệ y tế, nhập viện ngay. Người bệnh F0 chỉ thực sự an tâm đã khỏi bệnh nếu bệnh sau ngày thứ 10 mà không xuất hiện dấu hiệu nặng lên.

F0 test nhanh âm tính trở lại chớ vội mừng đã khỏi bệnh

BS. Nguyễn Trung Cấp

Thực tế, F0 test nhanh âm tính (nếu thực hiện đúng) có nghĩa là nguy cơ lây nhiễm thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Kết quả này không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng – nhẹ của bệnh.

“Miễn dịch quá mức nếu có thường xảy ra ngày 6-10 từ khi bắt đầu khởi phát bệnh. Vì thế, nếu ngày thứ 5-7 F0 tại nhà test nhanh âm tính thì không nên chủ quan mà vẫn phải lưu tâm theo dõi sức khỏe của mình hết 10 ngày” – BS. Cấp khuyến cáo.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.