Gần 1,7 tỷ đồng tôn tạo 2 di tích lịch sử ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Bằng nguồn lực xã hội hóa, 2 công trình lịch sử có niên đại hàng trăm năm ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã được khôi phục, tôn tạo với tổng kinh phí gần 1,7 tỷ đồng.

Gần 1,7 tỷ đồng tôn tạo 2 di tích lịch sử ở Nghi Xuân

Giếng cổ Cây Bàng được người dân tôn tạo với kinh phí hơn 185 triệu đồng

Sau hơn 1,5 tháng thi công, việc trùng tu, tôn tạo lại giếng cổ Cây Bàng ở thôn An Toàn Long, xã Xuân Hội đã hoàn thành trong niềm phấn khởi của người dân.

Theo tài liệu lịch sử, giếng cổ Cây Bàng có từ thời nhà Nguyễn (năm 1826), khi các dòng họ và Nhân dân nơi đây góp sức người, sức của để xây giếng. Giếng có 4 khuông, đường kính vòng trong 1,76m và vòng ngoài là 2m. Với người dân địa phương, giếng được xem như “báu vật”, mang đến nguồn nước cho bao thế hệ.

Vào những năm 1932, khu vực xung quanh giếng cổ Cây Bàng là nơi liên lạc, sinh hoạt chi bộ của các đảng viên; năm 1972 giếng bị bom Mỹ vùi lấp. Với quyết tâm khôi phục, tôn tạo để bảo tồn di sản của thế hệ cha ông, người dân địa phương và con em xa quê đã tự nguyện đóng góp để phục dựng lại giếng cổ với tổng kinh phí khoảng 185 triệu đồng.

Gần 1,7 tỷ đồng tôn tạo 2 di tích lịch sử ở Nghi Xuân

Đền Giếng Chay được tôn tạo, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân trong vùng.

Tại xã Cổ Đạm, người dân trong vùng cũng đã đóng góp hơn 1,5 tỷ đồng để khôi phục lại đền Giếng Chay, ở thôn Phú Vinh.

Đền Giếng Chay có lịch sử khoảng 300 năm, là nơi thờ Thành Hoàng Làng là ông Nguyễn Hữu Thuận (quê ở huyện Can Lộc). Theo sử sách, ông là tướng quân văn võ song toàn, từng chỉ huy chiến đấu với quân xâm lăng thời nhà Lê.

Trải qua biến cố của thời gian và lịch sử, ngôi đền bị hoang phế. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, con cháu dòng họ Nguyễn Hữu (Can Lộc), Nhân dân trong vùng làng Phú Giáo và chính quyền xã Cổ Đạm quyết tâm khôi phục lại ngôi đền trên nền đất cũ.

Ngôi đền được khôi phục gồm 2 toà, bằng gỗ lim với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng từ sự đóng góp của Nhân dân trong vùng và con em xa quê, con cháu dòng họ. Hiện trong đền còn lưu giữ 3 đạo sắc do vua ban tặng vào các năm 1853, 1880, 1924.

Đọc thêm

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Sau ba thập kỷ luật pháp đảm bảo quyền đại diện bình đẳng cho phụ nữ trong hội đồng làng ở Ấn Độ, hiện tượng 'chồng trưởng làng' vẫn ngự trị. Nhưng những tiếng nói mới đây đang dần phá vỡ im lặng.
Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Thời gian vi diệu và đỏng đảnh, nhưng hoa cứ rực rỡ, tỏa hương, hoa cứ say đắm với chính sức lan tỏa của mình trước đã. Bởi mai này, biết đâu mưa gió rủi may bất ngờ ập đến…
2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

Ngôi nhà Đà Lạt kiểu xưa ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Trường Phổ thông Hermann Gmeiner là 2 địa điểm chụp ảnh gây chú ý ở Đà Lạt (Lâm Đồng) mùa phượng tím.
Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Cuối cùng, anh đã tìm được bông hoa thuần khiết này trên vùng núi cao. Anh đã say đắm hương sắc của nó. Anh muốn cùng em giữ ngọn lửa này để chúng ta sưởi ấm cho nhau. Phương ạ...
Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Nhìn lên tờ lịch mỏng, ngày tháng đã dần vợi đi ngay trước mắt. Tôi thu xếp nốt công việc. Giờ này ở quê chắc đang chộn rộn chuẩn bị những món hàng để ngày mai mang ra chợ phiên...
Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Lên bờ đi Rông. Đừng long bong đời mình với sóng nước thương hồ. Đời lênh đênh chấp chới nỗi nghiệt oan. Nội, rồi tía, rồi má, giờ đến Rông, đâu ai đi qua nỗi cơ cầu của sóng nước được...
Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

8 năm theo đuổi nghệ thuật cắm hoa Ikebana phái Vị Sinh Lưu - Mishoryu, nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng coi đó như một phép tu tập của mình. Mỗi bông hoa là một khí chất riêng biệt, dạy cho chị rất nhiều về thiên nhiên, vũ trụ.