Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Cô hàng xén chợ Đồng Xuân, gánh phở dạo hồ Hoàn Kiếm, ở Hà Nội giữa thế kỷ 20, sinh động qua ống kính người Pháp.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Một phụ nữ bán cam trên phố Hàng Buồm vào dịp Tết Ất Mùi (1955). Tác phẩm là một trong hơn 20 bức ảnh được triển lãm tại sự kiện “Gánh hàng rong” - buổi trưng bày nghệ thuật do Viện Pháp tại Việt Nam và Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tổ chức từ ngày 23/9 đến 5/11 ở Idecaf, quận 1, TP HCM. Triển lãm nhằm gợi lại những ký ức xưa cũ về các gánh hàng rong một thời trên đường phố Hà Nội giai đoạn 1930-1950, nguồn ảnh từ các nhiếp ảnh gia Pháp trong những chuyến công du ở Việt Nam lúc đấy. Từ năm 2008, Hà Nội cấm hàng rong trên nhiều tuyến phố, vỉa hè để giữ không gian công cộng, bảo vệ môi trường và an toàn giao thông.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Một phụ nữ bán cá ở một chợ tại Hà Nội thập niên 1950. Theo Olivier Tessier (Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp) - học giả từng có nhiều năm nghiên cứu văn hóa Việt Nam, những gánh hàng rong ngày trước chủ yếu đến từ các làng phụ cận Hà Nội (ngày nay đã sáp nhập vào thủ đô) mà trước kia là vùng nông nghiệp từng góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm cho hơn 100 000 người dân nội ô. Bên cạnh những người bán hàng rong, còn có những người chuyên thu mua, trao đổi các đồ vật đã qua sử dụng hay phế liệu các loại, với tiếng rao đặc trưng như: “Ai lông gà, lông vịt, đồng nát bán đi.../ Tóc rối đổi kẹo, vỏ chai, hộp xà phòng bán nào...”.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Một gánh tiết canh lòng lợn được bày bán trên đường phố. Hình ảnh các bà, các chị ngồi xổm trên đất, bán hàng giữa các sọt mây song, in đậm trong ký ức những người yêu văn hóa, ẩm thực Hà Nội một thời.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Các cô bán siro lựu ở gần chợ Đồng Xuân, Hà Nội năm 1951.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Những gánh hoa bên hồ Hoàn Kiếm. Người bán chủ yếu là các thiếu nữ đến từ làng hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp. Các cô hay chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân ngồi thành một dãy. Một thời gian, nhu cầu mua hoa của người Pháp khiến các kiot phục vụ không đủ, hoa bày bán tràn ra đường rồi thành chợ ven hồ Gươm.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Các thực khách đang thưởng thức bên gánh phở dạo ở hồ Hoàn Kiếm. Theo đơn vị tổ chức triển lãm, trước đây, phở thường được bán trên gánh hàng rong. Người bán sẽ gánh chúng ra vỉa hè để bán; một bên quang gánh đựng bát, thìa, đũa, bánh phở, bên kia thì đựng nồi nước nóng hổi. Người bán sẽ treo thêm tảng thịt bò luộc chín khoảng 2 kg bằng lạt ở phía trên.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Khung cảnh họp chợ trước đình làng Bát Tràng.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Một góc gian hàng bày bán bánh chưng, ấm chén, đồ thủy tinh các loại.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Một gánh phở dạo trên vỉa hè. Người gánh hàng rong cân bằng bằng hai đầu đòn gánh, một bên là bếp lò và nồi nấu, một bên là bán đũa, dao nĩa và các đồ gia vị. Nước dùng luôn sôi sùng sục để phục vụ thực khách thưởng thức món phở tái.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Người bán trà, chiếu và sọt tre ở Hà Nội.

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Một góc trước cổng chợ Đồng Xuân vào năm 1951. Chợ Đồng Xuân ra đời năm 1889, là nơi buôn bán sầm uất của người dân thủ đô suốt hơn 100 năm qua. Sau khi hoàn thành, chợ chỉ họp hai ngày một phiên, về sau do nhu cầu phát triển thương mại, chợ họp hàng ngày từ sáng đến tối. Thời kỳ này, các mặt hàng được các tiểu thương buôn bán đa dạng, từ hàng nông sản, thực phẩm, rau quả, đến hàng vải vóc, máy móc của Pháp, Trung Hoa, Ấn Độ...

Gánh hàng rong Hà Nội thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp

Không khí đông vui, nhộn nhịp của chợ Đồng Xuân vào dịp giáp Tết năm 1955. Fanny Gouzou, 35 tuổi, du khách Pháp dự triển lãm - cho biết xúc động vì loạt ảnh gợi lên vẻ đẹp mộc mạc của những phụ nữ bán hàng rong ở Hà Nội giữa thế kỷ 20 dù phải tảo tần mưu sinh để nuôi gia đình. Cô nói sẽ tìm các postcard in những bức hình xưa của Việt Nam làm quà cho bạn bè.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...