Gặp các triệu chứng về tim mạch hậu COVID-19, người bệnh cần làm gì?

Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, gần đây đón tiếp lượng lớn bệnh nhân đi khám hậu COVID-19, trong đó có những người vừa âm tính được 1-2 ngày đã đi khám do quá lo lắng, mất ngủ; lại có người đi khám khi quá muộn, tổn thương nặng phải điều trị tích cực.

Chia sẻ tại cuộc tọa đàm trực tuyến về chăm sóc sức khỏe liên quan tim mạch hậu COVID-19 tổ chức ngày 30/3, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy – Trưởng khoa Khám bệnh tự nguyện thuộc Bệnh viện Tim Hà Nội cho hay, tim mạch là một trong các vấn đề đáng được quan tâm nhất trong di chứng sau khi khỏi COVID-19 , do đây vốn là cơ quan trọng yếu của cơ thể.

Dù không phải bệnh nhân COVID-19 nào cũng để lại di chứng về tim mạch sau khi khỏi bệnh nhưng nếu xảy ra thì thương khá nặng nề, do đó cần phát hiện, chẩn đoán kịp thời. Theo TS. Thuỷ, khi mắc di chứng về tim mạch, nổi trội và nguy hiểm nhất là viêm cơ tim, thuyên tắc các mạch máu lớn như: phổi, não, các mạch chi dưới...

Gặp các triệu chứng về tim mạch hậu COVID-19, người bệnh cần làm gì?

Ảnh hưởng của COVID-19 lên hệ tim mạch. Nguồn: Bệnh viện 108

Theo TS. Nguyễn Dũng, Khoa Nội Tim mạch thuộc Bệnh viện 108, hậu COVID-19 có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngay cả khi bị bệnh nhẹ, ở những người trẻ tuổi, không có các yếu tố nguy cơ khác.

Vị bác sĩ dẫn nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Medicine, ngay cả khi hồi phục sau COVID-19 với diễn biến nhẹ, người bệnh vẫn có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn đáng kể cho đến một năm sau khi nhiễm bệnh. Bao gồm: rối loạn mạch máu não, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, huyết khối và các rối loạn chức năng tim khác…

Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất ở tim mạch hậu COVID-19, theo TS. Dũng. Ngoài ra, người hồi phục sau mắc COVID-19 có thể biểu hiện khó thở, đau ngực, hồi hộp trống ngực. Tuy nhiên các triệu chứng này không đặc hiệu, có thể liên quan đến rối loạn tim mạch nhưng cũng có thể do các yếu tố khác như hạn chế vận động trong thời gian mắc COVID-19.

Những người đang hồi phục sau mắc COVID-19 đôi khi xuất hiện các triệu chứng của một tình trạng được gọi là POTS (hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng).

Các bác sĩ khuyến cáo, sau khi khỏi COVID-19, nếu người dân có các triệu chứng như: Đau ngực, tức ngực kéo dài hoặc đau dữ dội, tim đập nhanh; cơn choáng đột ngột, đang ngồi đứng dậy lại sa sẩm mặt mày; sương mù não; hụt hơi, khó thở, mệt mỏi tới mức không thể làm những việc mà trước khi mắc COVID-19 có thể làm bình thường… thì nên đi khám, tư vấn xem mình có bị di chứng về tim mạch hay không.

TS. Thủy cho biết, khi tới các khoa Tim mạch hoặc bệnh viện chuyên tim mạch khám hậu COVID-19 liên quan tim mạch, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm cơ bản để xem tình trạng đông máu, hoặc xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá xem có tắc mạch hay không, điện tim, siêu âm tim, chụp Xquang tim phổi… nếu có những triệu chứng khác.

Gặp các triệu chứng về tim mạch hậu COVID-19, người bệnh cần làm gì?

TS.BS Nguyễn Thị Thu Thủy - Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: GĐVN

Những người nghi ngờ biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi, tắc mạch não, sẽ làm chỉ định làm thêm chuyên sâu hơn. Những bệnh nhân nghi ngờ rối loạn nhịp tim sẽ được đeo holter theo dõi nhịp tim.

Tỷ lệ bệnh nhân mắc di chứng về tim mạch hậu COVID-19 là không cao.. do đó, người dân sau khi khỏi COVID-19 không nên quá lo lắng, hoang mang nhưng cũng không chủ quan thái quá.

Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, gần đây đón tiếp lượng bệnh nhân lớn đi khám hậu COVID-19, trong đó có những người vừa âm tính được 1-2 ngày đã đi khám do quá lo lắng, mất ngủ; lại có người đi khám khi quá muộn, tổn thương nặng phải nằm điều trị hồi sức tích cực.

TS. Thu Thủy tư vấn, nếu được chẩn đoán mắc di chứng về tim mạch, người bệnh cần bình tĩnh và tin tưởng vào những tư vấn bác sĩ. Người bệnh không nên hoang mang, rơi vào trạng thái bi quan quá.

“Có những bệnh nhân bên cạnh đơn thuốc bác sĩ kê lại đi mua thêm thuốc diệt virus dù đã âm tính, khỏi COVID-19 rồi” – nữ bác sĩ chia sẻ, việc tuân thủ đúng tư vấn, chỉ định bác sĩ là điều cần thiết: “Quá trình chữa bệnh có thành công hay không phụ thuộc 90% ở sự tuân thủ này”.

Bên cạnh dinh dưỡng, vận động, nhấn mạnh vấn đề tinh thần rất quan trọng, BS. Thủy nói bà gặp tới 60-80% bệnh nhân có vấn đề lo âu và tâm lý sau khi khỏi COVID-19 hoặc mới nhiễm. Ảnh hưởng luồng thông tin không tích cực, có những bệnh nhân hoảng hốt quá lại mất ngủ. Có bệnh nhân, thậm chí cả người trẻ tuổi, vì lo lắng nên suốt đêm ngồi tập thở, đo SpO2 liên tục, sau đó lại không thể ngủ đủ giấc.

Nghe nhạc, xem các chương trình giải trí lành mạnh, đặc biệt là có tương tác tích cực là lời khuyên của BS. Thu Thủy với người dân trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19.

Nếu nhiễm COVID-19 nặng, bệnh nhân tim mạch có thể có diễn biến trầm trọng, nhưng trong các trường hợp nhiễm virus mức nhẹ hoặc không có triệu chứng thì hầu như bệnh tim không ảnh hưởng.

Bệnh nhân tim mạch nếu mắc COVID-19 cần khai báo ngay với y tế địa phương, thông tin cho bác sĩ về sức khỏe để theo dõi tim mạch song song quá trình điều trị COVID-19. Tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ là điều các bệnh nhân cần lưu ý, tránh mua thuốc tràn lan bởi điều này sẽ khiến bệnh tim mạch nặng hơn và dẫn đến tử vong do không tuân thủ liệu trình của bác sĩ. Sau khi khỏi COVID-19, bệnh nhân tim mạch cũng cần định kỳ, theo hẹn.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.