“Giấc mơ bất tử” sẽ thành hiện thực nhờ trái tim nhân tạo?

Với sự ra đời của trái tim nhân tạo, nhiều người đã có được một cuộc sống mới vốn từng chỉ tồn tại trong suy nghĩ hoặc nhờ “phép màu”.  

Gần đây, trái tim nhân tạo của Syncardia và Carmat đã được phê duyệt để sử dụng thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều tim nhân tạo sẽ sớm xuất hiện trên khắp thế giới. Trái tim nhân tạo này được sản xuất bằng vật liệu sinh học có cấu trúc tương tự tim người, bao gồm hai tâm thất, hai tâm nhĩ và bốn van, đồng thời có các cảm biến, pin lithium, ngoài ra còn có một số thành phần khác bên trong.

“Giấc mơ bất tử” sẽ thành hiện thực nhờ trái tim nhân tạo?

Cấu tạo của trái tim nhân tạo tương tự tim người.

Bộ phận bên ngoài có thể được cố định trên thân máy để sạc, nhằm đảm bảo pin lithium trong tim có điện bất cứ lúc nào. Chúng giữ đủ năng lượng giúp trái tim nhân tạo tự động điều chỉnh tốc độ dòng chảy của máu khắp cơ thể, theo những thay đổi trong hoạt động và chuyển động của con người. Chức năng chính của tim nhân tạo là khi đối mặt với tình trạng suy kiệt, nó có thể thay thế và nhận ra cơ chế thay đổi sự sống.

Dữ liệu cho thấy hiện có 81 bệnh nhân đã được ghép tim nhân tạo trên toàn thế giới. Khi công nghệ tiến bộ trong tương lai, những trái tim nhân tạo có tuổi thọ cao hơn sẽ được hoàn thiện và con người gần như trở nên “bất tử”.

Ông hoàng dầu mỏ John Davison Rockefeller trước đó đã chi 300 triệu USD để thay 6 quả tim trong 38 năm (do người hiến tặng) và sống đến 101 tuổi như ý nguyện (một số tài liệu cho thấy Rockefeller mất khi sắp bước sang tuổi 98). Giờ đây, sự ra đời của trái tim nhân tạo có thể cung cấp một lựa chọn mới để kéo dài tuổi thọ mà không cần lo lắng về nguồn gốc hay khả năng phù hợp của tim.

Sau giao diện não-máy tính, chỉnh sửa gen và robot nano, sự ra đời của trái tim nhân tạo đã bổ sung thêm một vũ khí ma thuật mới vào lĩnh vực công nghệ kéo dài sự sống. Kể từ đầu thế kỷ 21, sự phát triển của công nghệ can thiệp kéo dài sự sống đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Về tuổi thọ con người trong tương lai, Sinclair, giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard, cho rằng chúng ta đang chứng kiến ​​những bước phát triển mới của công nghệ và một ngày nào đó tất cả con người có thể sống đến 150 tuổi.

Khoa học và công nghệ hiện đại đã khác sau nhiều năm phát triển, việc kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa ở một mức độ nhất định trở nên dễ dàng đạt được. Không chỉ có tim nhân tạo, tạp chí học thuật nổi tiếng Nature gần đây đã chọn “Bảy công nghệ can thiệp lão hóa lớn”, bao gồm một dẫn xuất β-nicotinamide từ phòng thí nghiệm Harvard được đưa vào thực nghiệm.

Sinclair, người đã phát hiện ra cơ chế hoạt động của chất này, tiết lộ rằng có một coenzyme quan trọng gọi là NAD +, tương đương với nhà máy sản xuất năng lượng của cơ thể, nhưng hàm lượng của enzyme này không tĩnh và sẽ giảm dần theo độ tuổi. Đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề như lão hóa và suy nhược.

Các nhà khoa học đã chọn những con chuột bạch có gen di truyền tương đồng với con người làm mô hình thí nghiệm và phát hiện ra rằng, bằng cách cho uống dẫn xuất β-nicotinamide để bổ sung mức độ enzym, tuổi thọ còn lại của chuột được kéo dài từ 2 tháng lên 4,5 tháng. Tuy nhiên, chi phí cho loại nguyên liệu này rất cao.

Mặc dù chất dẫn xuất này sau đó đã được sản xuất hàng loạt và giảm chi phí thông qua công nghệ định hướng enzyme, những người được hưởng lợi vẫn chủ yếu thuộc nhóm thu nhập cao. Mặc dù thành tựu công nghệ sinh học này khiến nhiều người háo hức muốn thử, nhưng không phải ai cũng có thể tiếp cận.

Để thu hẹp khoảng cách nguồn lực tài chính và tuổi thọ giữa người giàu và người nghèo, rào cản về giá của β-nicotinamide là một trở ngại lớn cần giải quyết. Trong khi đó, ngân hàng đầu tư nổi tiếng Bank of America Merrill Lynch đưa ra dự báo, ngành công nghiệp chống lão hóa toàn cầu có một thị trường khổng lồ đầy tiềm năng lên tới 600 tỷ USD.

Sau thế kỷ 19, tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới đã tăng lên với tốc độ khoảng 1-3 năm cứ sau 5 năm, hiện nay tuổi thọ trung bình ở một số quốc gia đã đạt 77 tuổi. Sức khỏe cộng đồng là một yếu tố quan trọng, và công nghệ có thể trở thành một “bàn đạp” khác để tăng tuổi thọ trung bình của con người.

Ví dụ, giao diện máy tính - não của Elon Musk sắp tiến xa hơn trên cơ sở thí nghiệm. Trong tương lai, có thể hiện thực hóa cái gọi là “trí tuệ nhân tạo bất tử”, hoặc một số loại chất dẫn xuất chuyển hóa khác tương tự β-nicotinamide. Các dẫn xuất amide làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể từ cấp độ tế bào, nhờ đó tuổi thọ trung bình của con người sẽ được cải thiện hơn nữa.

Các nhà phân tích nổi tiếng Kes Tran và Haim Israel đã đưa ra một báo cáo nghiên cứu cho thấy, những công ty cam kết “trì hoãn cái chết của con người” trước tiên nên có cơ hội xem xét đầu tư. Việc kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh sẽ giảm gánh nặng của người già trong xã hội, đồng thời cung cấp cho người trung niên và người cao tuổi chất lượng cuộc sống cao hơn trong những năm cuối đời.

Theo Phong Vũ/ictnews

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.