Sáng 30/4, tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
49 năm đã trôi qua, nhưng đối với các cựu chiến binh Hà Tĩnh chiến đấu tại Sư đoàn 341, Quân khu 4, ký ức hào hùng của những tháng ngày cầm súng tiến về giải phóng Sài Gòn vẫn còn sống mãi.
Dinh Độc Lập một ngày đầy gió. Người ta thấy một gia đình đông đủ đi vào tham quan, chụp ảnh kỷ niệm. Sau đó, người đàn ông mặc quân phục, ngực đầy huy chương ngồi trên xe lăn chỉ cho người con trai xem những vết đạn bắn trên cổng dinh như một vết tích...
Những ngày cuối tháng 4, về thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh), tôi may mắn được gặp 5 cựu binh thuộc Sư đoàn 341 (Quân đoàn 4) từng tham gia giải phóng Sài Gòn. Năm nay, họ đều đã gần ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn còn mạnh khỏe và thường hội ngộ nhau trong những dịp đặc biệt.
Những ngày tháng tư hào sảng này, là người Việt Nam, có ai không bồi hồi, xúc động, tự hào trong từng tế bào, mạch máu về những năm tháng đau thương nhưng hào hùng của dân tộc! Có ai lãng quên được khí thế sục sôi của cả đất nước khi ngày chiến thắng đang đến gần!
Trong những ký ức đẹp đẽ về cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều cựu chiến binh xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) vẫn nhớ câu chuyện xúc động về cuộc gặp gỡ giữa Đại úy Trần Công Chương và bố ông - Thiếu tá Trần Công Tính tại chiến trường Quảng Trị năm 1968.
Hoà cùng niềm vui kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước là niềm hạnh phúc của muôn triệu người khi Việt Nam cơ bản khống chế được đại dịch Covid-19. Thời đại nào cũng thế, khí chất, tâm hồn, bản lĩnh Việt Nam chính là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng...
Năm nào cũng vậy, những ngày này, các cựu binh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh ở xã miền biển Kỳ Phú (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại cùng nhau ôn lại kỷ niệm ngày chiến thắng, nhớ về những đồng đội đã ngã xuống và động viên nhau luôn giữ vững phẩm chất bộ đội Cụ Hồ trong cuộc sống mới.
Náo nức chào mừng ngày thống nhất non sông (30/4/1975 - 30/4/2020), trên khắp các góc phố, con đường ở TP Hà Tĩnh đều rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu…
Đúng 17h ngày 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Cùng với nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp cả lực lượng và thế trận, dù đối mặt với nhiều hy sinh và thương vong, ta vẫn nén đau thương tiến về phía trước, giành chiến thắng ngay trận mở đầu. Đến ngày 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, từ 5 hướng tiến thẳng tới nội đô Sài Gòn.
Trong những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cùng đồng đội ôn lại những trận đánh mùa xuân 1975, Đại tá Nguyễn Văn Dần (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) - nguyên Đại đội trưởng Đại đội Bộ binh, thuộc Trung đoàn 266, Sư đoàn 341, cùng vợ bồi hồi nhớ lại chuyện tình “kỳ lạ” của họ 45 năm trước.
Với Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, cứ mỗi độ tháng Tư về, lòng bồi hồi xen lẫn bâng khuâng, bởi chính cựu binh quê Hà Tĩnh là người có may mắn được chứng kiến thời khắc lịch sử Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chính quyền về tay quân giải phóng.