Cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện giải phóng miền Nam

(Baohatinh.vn) - 49 năm đã trôi qua, nhưng đối với các cựu chiến binh Hà Tĩnh chiến đấu tại Sư đoàn 341, Quân khu 4, ký ức hào hùng của những tháng ngày cầm súng tiến về giải phóng Sài Gòn vẫn còn sống mãi.

Người dân Sài Gòn đón chào đoàn Quân giải phóng trong ngày 30/4/1975. Ảnh: tư liệu.

Người dân Sài Gòn đón chào đoàn Quân giải phóng trong ngày 30/4/1975. Ảnh: tư liệu.

Một ngày tháng Tư lịch sử, khi khắp phố phường, làng quê rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), tôi may mắn được các cựu binh Sư đoàn 341 ở Hà Tĩnh kể về những tháng ngày rực lửa của tuổi thanh xuân cầm súng tiến về giải phóng Sài Gòn.

a2.jpg
Các cựu chiến binh (Từ trái qua phải): Nguyễn Lam, Đào Chiến Thắng, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Trọng Hảo.

Cuộc trò chuyện diễn ra trong căn nhà ấm cúng của Trung tá Nguyễn Văn Thắng (SN 1947) - nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn 341, ở phường Bắc Hồng (thị xã Hồng Lĩnh). Ngoài ông Thắng còn có các ông: Nguyễn Trọng Hảo (SN 1954, quê xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh), Đào Chiến Thắng (SN 1955, quê xã An Dũng, Đức Thọ), Trần Thanh Tùng (SN 1956, quê xã Thạch Lạc, Thạch Hà), cả 3 đều nguyên là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 266 (Sư đoàn 341, Quân khu 4) và ông Nguyễn Lam (SN 1953, quê xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn), nguyên chiến sĩ Trung đoàn 273 (Sư đoàn 341, Quân khu 4).

Trong 5 cựu binh tham gia giải phóng miền Nam, Trung tá Nguyễn Văn Thắng là người nhập ngũ sớm nhất. Ông bắt đầu tham gia lực lượng vũ trang vào tháng 7/1965 tại Tỉnh đội Hà Tĩnh. Từ năm 1968-1971, ông Thắng cùng đơn vị chiến đấu ở Trung Lào. Cuối năm 1971, ông trở về nước tham gia huấn luyện tại Trung đoàn 121; tháng 10/1973 được bổ sung vào Trung đoàn 266 (Sư đoàn 341) huấn luyện tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

a1.jpg
Các cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 341 (QK4) cùng ôn lại ký ức những ngày tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn.

Các cựu binh Nguyễn Trọng Hảo, Đào Chiến Thắng, Trần Thanh Tùng và Nguyễn Lam đều nhập ngũ vào cuối năm 1974, tham gia huấn luyện tại Đoàn 22 ở Hương Sơn, sau đó được bổ sung vào các trung đoàn 266 và 273 của Sư đoàn 341.

Cuối tháng 1/1975, Sư đoàn 341 được lệnh hành quân thần tốc vào chiến trường B2 - Đông Nam Bộ, với khẩu hiệu “đi sâu, đi lâu, đi đến ngày toàn thắng”. Sau hơn 2 tháng hành quân, chiến đấu trên tuyến Đường 9, qua đất Lào, Tây Nguyên… vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/1975, Sư đoàn 341 tiến về Đông Nam Bộ. Tại đây, đoàn quân (lúc này thuộc Quân đoàn 4) đã thực hiện nhiều trận đánh thắng lợi, góp phần giải phóng Dầu Tiếng, Bến Cát, Bàu Bàng (Bình Dương)…

a3.jpg
Trung tá Nguyễn Văn Thắng (giữa) cùng đồng đội ôn lại ký ức hào hùng

Sau những chiến thắng giòn giã của quân ta, ngày 9/4/1975, Sư đoàn 341 được Bộ Chính trị lệnh mở đợt tấn công vào thị xã Xuân Lộc. Đây được xem là “yết hầu”, cánh cửa thép, cửa ngõ phía Bắc của Sài Gòn.

Ông Nguyễn Văn Thắng nhớ lại: “Lúc đó, Sư đoàn 341 là đơn vị chủ lực đánh mở màn vào trung tâm thị xã Xuân Lộc, với mục tiêu chiếm khu dinh Tỉnh trưởng Long Khánh. Đúng 5h40’ ngày 9/4/1975, quân ta nổ súng tấn công. Pháo từ các trận địa của ta nhả đạn hướng tới các mục tiêu của địch, bầu trời thị xã rung chuyển.

Địch cũng tiến hành phản công bằng cách nã pháo vào trận địa pháo của ta, đồng thời đưa các loại máy bay như: AD6, A37, F5 từ sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất ào đến ném bom cả trong và ngoài thị xã. Tuy nhiên, chỉ 1 giờ sau, trận địa pháo của địch đã bị quân ta hoàn toàn khống chế, làm cho tê liệt. Lực lượng bộ binh của ta tràn vào thị xã đọ súng với địch một cách ác liệt. Đến 9h cùng ngày, quân ta đã chiếm được dinh Tỉnh trưởng tỉnh Long Khánh…”.

Tuy nhiên, Xuân Lộc là vị trí hiểm yếu của địch, do vậy, địch cố thủ, điên cuồng chống trả, lúc đó ta và địch cùng giành nhau từng đoạn chiến hào. Sau 12 ngày đêm kiên trì chiến đấu (9 - 21/4/1975), thị xã Xuân Lộc mới hoàn toàn được giải phóng. Ngay sau đó, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu từ chức, nhiều quan chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn chạy ra nước ngoài…

Nhận thấy thời cơ đã đến, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn - Gia Định. Ngày 26/4/1975, bộ phận tiền phương của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh chuyển xuống Căm Xe, phía Bắc Dầu Tiếng. Sáng 27/4/1975, quân ta chia thành 5 hướng bao vây Sài Gòn, Quân đoàn 4 được lệnh tấn công vào Sài Gòn theo hướng Đông.

Sư đoàn 341 là một trong những đơn vị được lệnh nổ những phát súng đầu tiên vào Chi khu Trảng Bom (Biên Hòa) mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau nhiều trận chiến đấu dữ dội diễn ra tại mắt xích trọng yếu trên tuyến phòng ngự của đối phương, quân ta đã đánh tan quân địch, giải phóng hoàn toàn Chi khu Trảng Bom.

Trên đà thắng lợi, Quân đoàn 4 nói chung và Sư đoàn 341 nói riêng tiến đánh giải phóng Hố Nai, sân bay Biên Hòa. Sáng 30/4, Sư đoàn 341 tiến thẳng vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Khoảng 12h30’ ngày 30/4, đoàn xe tăng của Trung đoàn 273 tiếp cận Dinh Độc Lập, chỉ sau các đơn vị của Quân đoàn 2 đến trước đó hơn 1 giờ. Trong buổi chiều cùng ngày, Trung đoàn 266 cũng tiếp cận Dinh Độc Lập.

Ông Đào Chiến Thắng nhớ lại: “Nhịp tiến quân của chúng tôi lúc đó đúng như lời của bài hát “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước: “Nào vượt lên mau bước đoàn quân giải phóng Thành đô”. Từ phố Hàng Xanh, chúng tôi hiên ngang tiến về Dinh Độc Lập. Tôi nhớ mãi hình ảnh phố phường lúc đó đông đảo người dân đứng 2 bên chào đón đoàn quân chiến thắng. Không biết những lá cờ giải phóng đã được chuẩn bị từ lúc nào, phấp phới tung bay trên mái nhà, trên tay người dân. Các cô nữ sinh mặc áo dài trắng đứng 2 bên đường, tay vẫy cờ, miệng cười chào đón. Vui mừng, xúc động, chúng tôi như quên đi bao ngày chiến đấu khốc liệt, hân hoan như được trở về nhà…”.

Miền Nam hoàn toàn giải phóng, các cựu binh Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hảo, Đào Chiến Thắng, Trần Thanh Tùng và Nguyễn Lam đều theo đơn vị ở lại Sài Gòn làm công tác quân quản.

Tháng 9/1977, chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, Sư đoàn 341 được lệnh tham gia chiến dịch, tất cả 5 cựu binh đều theo đơn vị ra chiến trường. Trải qua nhiều trận đánh trong các cuộc chiến đấu, 5 cựu binh đều mang trên mình thương tích do bom đạn kẻ thù và họ đã dũng cảm đến những trận đánh cuối cùng.

a6.jpg
Cựu chiến binh Nguyễn Trọng Hảo (phải) và Nguyễn Lam cùng ôn lại những trận đánh được ghi chép trong cuốn sách "Sư đoàn tôi yêu" do Trung tá Nguyễn Văn Thắng biên soạn.

Sau năm 1980, vì lý do sức khỏe, một số cựu binh như: Nguyễn Trọng Hảo, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Lam phục viên chuyển ngành hoặc về địa phương tham gia sản xuất. Các cựu binh Nguyễn Văn Thắng, Đào Chiến Thắng tiếp tục phục vụ trong quân đội. Dù ở lĩnh vực nào, các cựu binh Sư đoàn 341 vẫn luôn nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương, đất nước. Đặc biệt, hằng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, họ lại cùng nhau gặp mặt, ôn lại truyền thống vẻ vang của sư đoàn và những ký ức hào hùng của tuổi trẻ.

Cựu binh Nguyễn Trọng Hảo (nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh) chia sẻ: “Mỗi lần ôn lại ký ức một thời oanh liệt chiến đấu trong hàng ngũ của Sư đoàn 341, đặc biệt là những trận đánh trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, lòng tôi lại dâng lên nhiều cảm xúc.

Bên cạnh niềm tự hào, chúng tôi lại nhớ thương những đồng đội của mình đã ngã xuống trước ngày giải phóng. Sự hy sinh của họ sẽ mãi mãi được Tổ quốc khắc ghi và là động lực để chúng tôi phấn đấu, cống hiến trong suốt phần đời còn lại”.

Tạm biệt các cựu binh Sư đoàn 341, tôi trở về giữa những con phố, đường quê đang bừng lên khí thế toàn dân hướng về kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong dòng cảm xúc tự hào và tri ân thế hệ đi trước, tôi nhớ mãi lời nhắn nhủ của các cựu binh: “Với chúng tôi, được chiến đấu trong đội hình của Sư đoàn 341, thực hiện nhiều trận đánh, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là niềm tự hào thiêng liêng nhất của cuộc đời người lính…”.

Chủ đề CHIẾN THẮNG 30/4 VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Nhiều du khách đến với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) tỏ ra thích thú và hài lòng khi được trải nghiệm dịch vụ xe điện, ngắm nhìn cảnh quan, hòa mình vào nhịp sống của người dân.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Nằm giữa vùng đồi núi nhấp nhô thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ, Khu du lịch Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành "thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh, đầy sức mê hoặc , thu hút du khách xa gần.
Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Cùng người bạn đồng hành là chiếc ô tô điện "3 không” (không mùi, không tiếng ồn và không phát thải), du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh biển trời hùng vĩ, cảm nhận rõ nét đẹp của vùng đất Hà Tĩnh yên bình.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Cùng với chuỗi lễ hội khai trương hoành tráng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đang nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, hứa hẹn mang đến kỳ nghỉ sôi động, đáng nhớ cho du khách muôn phương trong dịp hè 2025.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Những người con xa quê nặng lòng với quê hương

Những người con xa quê nặng lòng với quê hương

Những người con Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam không chỉ đoàn kết, nỗ lực góp phần xây dựng vùng đất mới mà còn luôn đau đáu hướng về quê hương. Với tình yêu quê sâu đậm, họ luôn chung tay vun đắp, lan tỏa giá trị văn hóa và tinh thần Hà Tĩnh, tạo nên một “Hà Tĩnh thứ hai” đầy nghĩa tình và bản sắc nơi đất khách.
Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Khai trương mùa du lịch biển năm nay không tổ chức quy mô cấp tỉnh, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư công phu và diễn ra đồng loạt tại các địa phương, sự kiện này đã mang đến những ấn tượng đặc biệt, mở ra một mùa du lịch biển sôi động.
Khai trương mùa du lịch biển Kỳ Anh

Khai trương mùa du lịch biển Kỳ Anh

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh quê hương, con người huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tươi đẹp, thân thiện đến với du khách trong và ngoài nước.