Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nghỉ 5 ngày. Đây cũng là thời điểm mọi người mong muốn được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, thế nhưng, không ít người vẫn miệt mài làm việc xuyên lễ, sẵn sàng phục vụ nhân dân.
Vào lúc 4 giờ sáng ngày 30/4, "Đoàn tàu Thống Nhất" (SE1) xuất phát từ ga Hà Nội đã tới ga Hương Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) trong không khí rộn ràng, ngập tràn cờ hoa chào đón.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26-30/4/1975) là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-29/3/1975) là một trong 3 chiến dịch lớn của quân Việt Nam trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, góp phần nhanh chóng giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần hai tháng, qua 3 chiến dịch. Trong đó, chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cũng là đòn đột phá chiến lược.
Hà Tĩnh có 48.550 đối tượng người có công với cách mạng được tặng quà trong đợt này với tổng số tiền hơn 24,2 tỷ đồng. Việc tặng quà sẽ được hoàn thành trước ngày 29/4/2025.
Các em bé diện quần áo mô phỏng trang phục quân đội, đội mũ ca lô... tạo nên một trào lưu đặc biệt mang tên "em bé yêu nước" gây sốt mạng xã hội tại Hà Tĩnh trước thềm đại lễ 30/4.
Phát động Tháng Công nhân 2025, Công đoàn Các khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh hướng đến việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, triển khai sâu rộng công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; chăm lo cho đời sống đoàn viên, người lao động.
Tại lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động, Công đoàn Khối Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã biểu dương 26 đoàn viên, công nhân lao động tiêu biểu.
Dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, người dân cả nước được nghỉ 5 ngày liên tục, theo đó, giá vé vận tải hành khách, nhất là máy bay dịp nghỉ lễ luôn cao hơn nhiều so với ngày thường, đặt người dân trước thử thách săn vé.
49 năm đã trôi qua, nhưng đối với các cựu chiến binh Hà Tĩnh chiến đấu tại Sư đoàn 341, Quân khu 4, ký ức hào hùng của những tháng ngày cầm súng tiến về giải phóng Sài Gòn vẫn còn sống mãi.
Hà Tĩnh tự hào là hậu phương lớn của miền Bắc, là tiền tuyến lớn của miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh không ngừng chăm lo công tác xây dựng Đảng, nỗ lực phát huy tiềm năng, giành nhiều kết quả nổi bật...
Tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng, người dân Hà Tĩnh luôn tiếp bước cha anh, tích cực học tập, lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước vững bước vươn xa.
“Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông/ Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân” - câu hát trong ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà được cất lên trong giai điệu hào hùng của khúc khải hoàn mừng non sông thống nhất.
Kế thừa kinh nghiệm từ lịch sử, trong chiến tranh chống Mỹ, Đảng ta tiếp tục đề ra phương châm đánh lâu dài, giành thắng lợi từng bước, tiến tới chủ động tiến công.
Giữa những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi cùng dòng người muôn phương trở về Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn để tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Trong tổng số 10.333 phần mộ tại nghĩa trang, có 788 liệt sĩ quê Hà Tĩnh.
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 là một thắng lợi vĩ đại, hiển hách nhất trong lịch sử của dân tộc ta. Trong đó, nắm thời cơ, tạo thời cơ và chớp thời cơ là nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh Nhân dân xuất sắc của Đảng ta, quân đội ta.
Những ngày tháng 4 lịch sử của dân tộc, mảnh đất một thời là “chảo lửa, túi bom” Đồng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) lại đón muôn triệu bước chân từ khắp bốn phương trời. Có những người mới đến lần đầu, có người năm nào cũng đến, nhưng những cảm xúc bồi hồi, xúc động thì luôn mới mẻ.
Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và Tháng Công nhân năm 2022, LĐLĐ thành phố Hà Tĩnh đã đến thăm hỏi, trao quà cho đoàn viên, công nhân, lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Như những thước phim tài liệu sống động, dòng hồi tưởng của các cựu chiến binh Hà Tĩnh về những ngày bị địch tra tấn man rợ tại nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang) khiến tôi cảm nhận rõ hơn sự hy sinh của thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nhằm giành thế chủ động trên chiến trường, tạo thế có lợi trong đàm phán tại Paris, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền nam, lấy Trị-Thiên làm hướng tiến công chiến lược chủ yếu.
20 năm tham gia chiến đấu khắp các chiến trường đánh Mỹ, hơn 30 năm làm công tác địa phương, ông Nguyễn Song Hào - Bí thư Chi bộ thôn Đồng Phú, xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn tự hào vì đã cống hiến cho quê hương, đất nước trên nhiều mặt trận.
Đúng 2 ngày rưỡi trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, vào lúc 15 giờ ngày 28/4/1975, phi đội máy bay A37 của phi công Nguyễn Thành Trung đã được lệnh xuất kích từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) vào ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tiêu diệt và phá hủy 50 máy bay địch. Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Lê Văn Tri là người chỉ huy trận đánh này.
Lực lượng công an toàn tỉnh đã triển khai bài bản các phương án, tăng cường tuần tra, ứng trực để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cho người dân vui chơi, đi lại trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không có di tích, không có những cuộc trở về chiến trường xưa như những địa danh khác nhưng mỗi dịp tháng 4 lịch sử của dân tộc, nhiều người lại bâng khuâng nhớ về núi Nài, nhớ trận đầu thắng Mỹ và những con người đã làm nên chiến công hiển hách trên mảnh đất thị xã Hà Tĩnh năm xưa...
Những ngày cuối tháng 4, về thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh), tôi may mắn được gặp 5 cựu binh thuộc Sư đoàn 341 (Quân đoàn 4) từng tham gia giải phóng Sài Gòn. Năm nay, họ đều đã gần ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn còn mạnh khỏe và thường hội ngộ nhau trong những dịp đặc biệt.
Trở về từ cuộc chiến tranh máu lửa, không yên lòng khi bao đồng đội còn nằm lại nơi chiến trường xưa, người cựu binh già Vương Khả Khai (SN 1938, ở xã Thạch Liên, Thạch Hà - Hà Tĩnh) vẫn đau đáu với hành trình tìm kiếm các phần mộ liệt sỹ.
46 năm đã trôi qua nhưng với Đại tá Trần Hậu Tám - Phó Chủ tịch Hội CCB Hà Tĩnh, giờ phút cùng đoàn quân Sư đoàn Sông Lam hiên ngang xông vào sào huyệt địch ở Dinh Độc Lập và hình ảnh những đồng đội thân yêu ngã xuống trước đại thắng 30/4/1975 mãi ăn sâu vào ký ức.
Những ngày tháng tư hào sảng này, là người Việt Nam, có ai không bồi hồi, xúc động, tự hào trong từng tế bào, mạch máu về những năm tháng đau thương nhưng hào hùng của dân tộc! Có ai lãng quên được khí thế sục sôi của cả đất nước khi ngày chiến thắng đang đến gần!
Tinh thần cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn luôn là động lực cổ vũ, thôi thúc các thế hệ người dân Hà Tĩnh vươn lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay.
Anh dũng trong chiến đấu, gương mẫu trong thời bình, Trung tá Bùi Hoan (SN 1942, tổ dân phố 4, phường Hà Huy Tập, Hà Tĩnh) cho rằng, thành công của cuộc đời ông là do luôn không ngừng học và làm theo lời Bác Hồ đã dạy.