Truyện ngắn: Điều còn lại

(Baohatinh.vn) - Dinh Độc Lập một ngày đầy gió. Người ta thấy một gia đình đông đủ đi vào tham quan, chụp ảnh kỷ niệm. Sau đó, người đàn ông mặc quân phục, ngực đầy huy chương ngồi trên xe lăn chỉ cho người con trai xem những vết đạn bắn trên cổng dinh như một vết tích...

- Mẹ muốn vào Nam một lần… biết đâu…

Tiếng bà Dần ngập ngừng cất lên trong bữa ăn khiến Thắng sững lại, buông đũa. Anh lờ mờ nhận ra hình như mẹ đã biết được điều gì về những dự định của anh. Đã bao lâu anh lặng lẽ tìm mộ cha. Không ngờ, lại biết được cha mình còn sống. Thông tin lại do chính đứa em gái cùng cha khác mẹ của mình cung cấp. Vì lẽ đó, anh tìm được rồi mà không dám bày tỏ mong muốn đi gặp cha với mẹ. Chỉ dám nói với mẹ rằng cha còn sống. Anh muốn nhìn thấy thái độ của bà.

Câu nói của mẹ khiến anh ngỡ ngàng. Anh biết, mẹ anh không phải là người hẹp hòi nhưng nỗi thương nhớ chồng hơn 30 năm của bà như một nút thắt khiến anh không dám làm những điều mà anh mong muốn. Anh sợ sự đổ vỡ nào đó trong lòng mẹ. Vậy mà khi bà đã nói ra rồi, lòng anh lại cảm thấy nặng trĩu.

- Mẹ! Con xin lỗi mẹ - anh rơm rớm nước mắt!

- Thôi...

Bà Dần nói rồi im lặng. Miếng cơm trong miệng Thắng đắng ngắt. Anh biết, nếu như anh nói trước với mẹ về dự định của mình thì chắc cảm giác mình là kẻ phản bội không hành hạ anh như thế này. Hơn ai hết, Thắng là người chứng kiến những đau khổ trong lòng mẹ mấy mươi năm trôi qua. Ban đầu là tin cha hy sinh ở cửa ngõ Sài Gòn trước ngày giải phóng. Thắng nhớ như in đêm đó, mẹ như hóa điên. Mẹ ngồi thật lâu trước bàn thờ cha mới được lập xong thì thầm “xa xôi gì đâu mà ông không chờ được đến ngày giải phóng?”.

z5387277787014_cba3ceb3ad9f5c52873e1b74ae317bd5.jpg
Tôi có thể đánh đổi những năm tháng được sống ở trên đời này để lấy được sự đoàn tụ của chúng ta, dù chỉ trong một khoảnh khắc... (Ảnh minh họa).

Mãi những năm sau đó, mẹ anh thường ngồi trước bàn thờ cha chải tóc. Mẹ ngồi lặng lẽ, chải tóc bằng chiếc lược từ vỏ đạn cha làm vội trong chiến trường gửi về tặng mẹ. Mẹ thường kể những câu chuyện về cha cho anh nghe. Về những lý tưởng, những khát vọng của cha chưa thành hiện thực để rồi mỗi ngày qua đi, tình cảm với cha được bồi đắp bằng những tin yêu và hy vọng, nuôi nấng anh thành người.

Những tưởng cuộc sống của mẹ sẽ nguôi ngoai và thanh thản an hưởng tuổi già thì tin cha còn sống lại như một cú sốc. Suốt một tháng trời bà không ngồi dậy nổi. Bà hết nhìn di ảnh của ông rồi lại nhìn ra ngoài ngõ mơ mơ màng màng nửa mê nửa tỉnh nhưng không hề khóc lóc hay khổ sở. Hình như sau những tháng năm dài đó, lòng bà đã không còn nước mắt để khóc nữa, chỉ là những đường đột khiến bà bần thần.

Trưa nay, khi đã đủ can đảm để nói với vợ chồng Thắng chuyện bà muốn vào Nam một lần, Thắng thấy bà khác hẳn. Cảm giác như chính bà đang lo lắng cho anh nhiều hơn. Đêm ấy, bà gọi anh lại, nói nhỏ đủ chỉ để cho hai mẹ con cùng nghe:

- Ông ấy không về chắc có lý do, con cũng đừng giận gì cha con. Rốt cuộc, điều may mắn nhất trên đời đối với con đó là việc ông ấy còn sống. Mà còn sống thì mình phải gặp một lần con ạ, phận làm con không thể không nhận lại cha mình…

Thắng nghe những lời mẹ nói, lòng như lặng đi. Anh ôm lấy mẹ, nghe rõ cả nhịp thở của mẹ có phần ngắt quãng. Bao lâu nay, mẹ vẫn mang trong mình một nút thắt không gỡ ra được, điều đó khiến anh lo ngại cho sức khỏe của mẹ, giờ thấy mẹ nói ra những điều như chiều lòng anh, Thắng lại thấy đầy bất an.

Sân bay Tân Sơn Nhất chiều tháng Tư đầy nắng. TP Hồ Chí Minh đông đúc người và xe. Thắng vừa xuống sân bay đang loay hoay vừa xách hành lý vừa đỡ bà Dần xem chừng đã thấm mệt thì một giọng con gái trong trẻo đã ào đến như một cơn gió:

- Anh Hai và má mệt không? Anh Hai xách hành lý đi, má để em đỡ.

Cô gái nói rồi nhanh nhảu lại ôm vào tay bà Dần đỡ bà đứng dậy. Bà Dần thấy cô gái vui vẻ tự nhiên cũng thấy đỡ ngại ngần.

- Phố phường đông đúc quá ha má?

- Phồn hoa quá!

Bà Dần nói khi nhìn ra cửa kính xe vừa lướt qua dọc các tuyến phố. Kể từ ngày tiễn chồng vào Nam chiến đấu, lòng bà đã mang đầy yêu thương với miền đất này rồi, vậy mà giờ đây, đi giữa thênh thang phố phường bà lại thấy rợn ngợp, xa lạ.

- Má con mình về nhà nhé, giờ này ba má con chắc đã về tới nhà.

- Ba đi đâu? - Thắng buột miệng!

- Ba với má Mai đi Xuân Lộc, hôm nay giỗ ba em đó!

- Ba em?

- Vâng, ba đẻ em hy sinh vào đúng ngày này. Thương lắm, ông không chờ được đến ngày thống nhất.

Thắng như không tin vào tai mình nữa. Cô gái tự xưng là em gái đang ngồi trước mặt anh đây đang kể câu chuyện mà Thắng chưa hề hay biết. Hóa ra, cha anh bị thương nặng ở cửa ngõ Sài Gòn năm 1975 và đã được một nữ biệt động thành phát hiện cứu sống và cưu mang đến tận bây giờ.

- Anh Hai biết không? Khi em nhìn thấy thông tin anh đăng tìm mộ cha trên Facebook, em về nói với ba, ba không muốn tin đâu. Chỉ đến khi ba nhìn thấy ảnh mình và thông tin của người con là Lê Tất Thắng thì ba mới òa lên khóc. Thương lắm! Ba luôn giấu em và má thông tin về quê hương, gia đình ba. Ba bảo ba giờ đã là người tàn phế, về Bắc chỉ tội má Hai, chẳng thà cứ để cho người ở nhà nghĩ mình đã hy sinh, nỗi đau lâu rồi cũng sẽ nguôi chứ về nhà trở thành gánh nặng một đời cho má, không đành…

Cô gái lặng đi một lúc rồi lại nói tiếp. Hình như có bao nhiêu điều chất chứa trong lòng cô giờ như được dịp nói ra. Cô bảo, khi biết tin anh đăng tin tìm mộ là ba bị suy sụp. Ông tự trách, tại sao có thể vì sự biện hộ của mình mà để mẹ con anh phải khổ đau suốt một thời gian dài như thế.

- Nghe tin má và anh Hai vào, ba rối lắm, mấy đêm không ngủ được. Anh Hai và má đừng giận ba nghe, thương lắm…

- Ừ, ừ… Thắng nghẹn ngào…

Bà Dần ngồi lặng như hóa đá không nói được một lời nào. Nắng lênh loáng sau cửa kính khiến bà thấy mọi thứ nhòe đi. Rồi bà lấy khăn lau nước mắt. Bà không cả dám thở mạnh. Bà sợ sự tủi thân trong con trai bà như chiếc bóng, căng quá sẽ vỡ ra không kìm lại được. Mọi người không nói thêm một lời nào, chỉ chiếc loa phát ra một bài hát của những thập niên cũ “khi chiếc lá xa cành, lá không còn màu xanh, mà sao em xa anh, đời vẫn xanh rời rợi, có gì đâu em ơi, tình yêu là sự sống...”.

Chiếc xe dừng lại trước căn nhà nhỏ xinh nằm khép mình dưới rặng hoa giấy thắm đỏ. Người đàn ông vừa thấy người đàn bà bước vào cổng đã chới với sắp ngã. Người đàn bà bước lại đỡ lấy tay ông nghẹn ngào.

- Mình… mình - người đàn ông luống cuống.

Người đàn bà mếu máo dựa vào đứa con trai cũng đang run rẩy bên cạnh. Họ nhìn nhau không nói một lời nào. Sự tủi thân của người đàn bà bấy lâu câm lặng thờ chồng phút chốc bật lên một tiếng nấc rồi im lặng. Hai người họ ngồi lặng bên nhau không nói nên lời. Hình như nỗi xúc động đó khiến bà kìm nén. Một lúc lâu bà mới nghẹn ngào:

- Tôi luôn mong ước ông còn sống, hằng đêm tôi vẫn cầu nguyện, tôi có thể đánh đổi những năm tháng được sống ở trên đời này để lấy được sự đoàn tụ của chúng ta, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Bây giờ đã thành rồi, tôi xin phép trả con cho ông, còn cái này tôi tặng lại cho má bé Ba xem như là kỷ vật - bà Dần nói rồi đặt vào tay bà Mai chiếc lược được làm bằng vỏ đạn.

Bà nghẹn ngào: - “Lần gặp ấy, trước khi đi, anh ấy bảo tôi là em hãy giữ chiếc lược này làm tin, sau này thống nhất anh sẽ về chải tóc cho em. Giờ anh ở lại, chị đưa chiếc lược này vào cho em giữ bởi không có em, ngay cả tính mạng của mình anh ấy cũng không giữ được”.

Người đàn ông nghe vậy thì òa lên khóc. Người trao cũng khóc, người nhận cũng khóc, những đứa con của họ tay trong tay nghẹn ngào.

2-8-768x429.jpg
Dinh Độc Lập (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Internet

Dinh Độc Lập một ngày đầy gió. Người ta thấy một gia đình đông đủ đi vào tham quan, chụp ảnh kỷ niệm. Sau đó, người đàn ông mặc quân phục, ngực đầy huy chương ngồi trên xe lăn chỉ cho người con trai xem những vết đạn bắn trên cổng dinh như một vết tích. Sau lưng họ, hai người đàn bà mặc áo dài truyền thống đứng trước cổng dinh cho con gái chụp hình.

Bức ảnh gia đình đó, về sau được in treo trong 2 ngôi nhà Nam - Bắc với dòng chữ: “Điều còn lại!”.

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!