Đã đến lúc phải đoạn tuyệt với phân ban

"Ngành GD và ĐT phải đổi mới nội dung thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển vào đại học trên cơ sở học sinh cả nước đều được học theo một chương trình chuẩn, nghĩa là phải bỏ cách dạy và học phân ban, mỗi nơi một kiểu như hiện nay" - Nhà giáo Trần Hữu Trù.

“Phân ban- có cũng như không”

Không kể đến ba lần thất bại về thí điểm phân ban thuộc 20 năm về trước, việc đổi mới giáo dục THPT theo hình thức phân ban lần này gồm ba ban: Ban Khoa học tự nhiên, Ban Cơ bản, Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng nên đến hồi kết. Ngay từ những năm đầu tiên này, việc phân ban đã không diễn ra theo ý đồ chỉ đạo của những tác giả sản sinh ra nó mà nó “tự phát” chạy theo khối thi đại học giống như thời kỳ trước.

Cụ thể năm học 2006-2007: Tổng số học sinh lớp 10 cả nước có 1.108.397 học sinh trong đó số học sinh lựa ban CB là 817.552 học sinh, chiếm 73,7%. Số học sinh lựa ban KHTN là 219.111 học sinh, chiếm19,7%. Số học sinh lựa ban KHXH-NV là 71.734 học sinh, chiếm 6,47%.

Để cụ thể hoá việc chạy theo khối thi đại học, ngay từ đầu, việc phân ban đã biến thành ban CB+ nâng cao KHTN chiếm 42,4%, ban KHXH- NV nâng cao chiếm 24,4%, ban CB không nâng cao chiếm 33,2%. Ngoài ra còn có các hình thức học tự chọn 1,2 môn. Việc dạy tự chọn mỗi trường một kiểu tự biên tự diễn theo yêu cầu của học sinh và điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất của mỗi trường.

Đến các năm học sau, hầu hết học sinh lại chạy về học ban CB, học sinh ban KHTN và ban KHXH-NV giảm dần đi. Có người đã ví biến đổi phân ban như dao động tắt dần của con lắc đơn, cuối cùng con lắc về vị trí cố định ở thế cân bằng bền là ban CB.

Ông Nguyễn Văn Ngai, Phó Giám đốc Sở GD và ĐT t.p Hồ Chí Minh đã báo cáo tại hội nghị giao ban các sở vào tháng 11-2008 rằng: Theo thống kê của sở có 4,46% học sinh THPT chọn ban A (KHTN), 0,14% chọn ban C (KHXH-NV), còn 95,4% chọn ban KHCB. Như vậy phân ban THPT có cũng như không.

Ông Nguyễn Quý Đôn, Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Cần Thơ thì đưa ra hình ảnh bình dân dễ hiểu là ban CB như bát cháo trắng chưa nêm, học sinh muốn ăn ngọt thì nêm ngọt, học sinh muốn ăn mặn thì nêm mặn nghĩa là học ban CB nhưng học sinh nào muốn nghiêng về tự nhiên hay xã hội thì học nhiều hơn về hướng đó. Ban CB thực ra là không phân ban gì.

Tuy nhiên mục đích học THPT của học sinh và gia đình họ là học lên đại học vì thế ban CB lại được nhiều trường chia ra như sau:

Ban 1 học theo chương trình chuẩn cộng với các môn tự chọn Toán, Lý, Hoá theo chương trình nâng cao. Ban CB 2 học theo chương trình chuẩn cộng với các môn tự chọn Toán, Văn, Anh theo chương trình nâng cao. Ban CB 3 theo chương trình chuẩn tất cả các môn. Các môn học theo chương trình nâng cao được tăng tiết vào giờ tự chọn.

Năm học 2009-2010 tới thì nhiều trường không thấy có ban KHXH-NV nữa mà chỉ có ban KHTN học 4 môn Toán, Lý, Hoá, Sinh theo chương trình nâng cao. Các ban CB 1,2,3 theo chương trình chuẩn cùng với các môn tự chọn như ở trên đã trình bày.

Cần đoạn tuyệt với kiểu phân ban chẳng giống ai

Nhiều người cho rằng, cách phân ban diễn ra trong mấy năm qua là tự phát không theo lộ trình chủ quan của các tác giả. Khi nói đến phân ban, các tác giả hay giải thích là nhiều nước trên thế giới người ta cũng làm thế để chống lại ý kiến của những người phản biện. Song thực tế xảy ra một cách tự biên tự diễn như hiện nay thì có giống ai không? Câu trả lời còn bỏ ngỏ.

Có người cho rằng việc tiến hành phân ban như hiện nay là phá vỡ hệ thống GD phổ thông, là đưa đại học xuống phổ thông không còn GD toàn diện nữa. Hiện tượng sa sút ở các môn học như Văn, Sử, Địa trong các kỳ thi vừa qua đã chứng tỏ điều đó. Thậm chí hiện nay đã có trường THCS cũng chia các lớp 6,7,8,9 thành những lớp chuẩn, lớp nâng cao.

Việc cùng một cấp học, một lớp học vừa có chương trình chuẩn vừa có chương trình nâng cao làm cho việc dạy và học trong nhà trường trở nên phức tạp, căng thẳng, nặng nề.

Mấy năm nay, các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển đại học cao đẳng một số môn thi lại có phần riêng dành cho học sinh học ban CB và học sinh học theo chương trình nâng cao. Bộ GD và ĐT đã phải tốn nhiều công sức giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng, song vẫn còn không ít thí sinh nhầm lẫn khi làm bài gây thiệt thòi cho các em.

Với kiểu cách dạy và học như hiện nay mà lại muốn có một kỳ thi "2 trong 1" vừa là kỳ thi tốt nghiệp THPT, vừa là để xét tuyển vào cao đẳng đại học thì không thể thực hiện được vì nội dung của đề thi không đảm bảo sự công bằng giữa những học sinh chỉ học ban CB với những học sinh học chương trình nâng cao...

Chỉ có cả nước có một chương trình chuẩn thống nhất, tất cả học sinh được học theo chương trình chuẩn ấy và làm một đề thi theo chương trình ấy, mới bảo đảm được sự công bằng trong việc đánh giá tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học cao đẳng.

Ở nước Cộng hoà liên bang Nga sau 5 năm thí điểm, năm 2009 này người ta đã tiến hành kỳ thi quốc gia "2 trong 1" EGE, nhưng xét về mặt nội dung đề thi là "1 trong 2" có nghĩa là một đề thi nhưng có hai phần, phần 1 là thi Toán, tiếng Nga. Điều kiện để tốt nghiệp THPT là thí sinh phải đạt điểm tốt nghiệp ở 2 môn bắt buộc này. Còn muốn được xét tuyển vào đại học thì những học sinh đã đủ điều kiện tốt nghiệp THPT phải thi những môn chuyên ngành của các trường đại học mà thí sinh có nguyện vọng như Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Tin học...

Chính vì thế để tiến tới kỳ thi "2 trong 1", hay trước mắt chưa thể có kỳ thi "2 trong 1" ở nước ta thì ngành GD và ĐT phải đổi mới nội dung thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển vào đại học trên cơ sở học sinh cả nước đều được học theo một chương trình chuẩn nghĩa là phải bỏ cách dạy và học mỗi nơi một kiểu như hiện nay.

Nguồn: Vietnamnet

Đọc thêm

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Mùa gieo hạt...

Mùa gieo hạt...

Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.
Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
Mùa tựu trường

Mùa tựu trường

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.