Đề xuất phụ cấp đặc thù cho một số nhà giáo

Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo Nghị định quy định phụ cấp đặc thù cho nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành; nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành; nhà giáo dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nhà giáo dạy cho người khuyết tật.

Tại dự thảo, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành (dạy tích hợp) trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức phụ cấp 0,1 so với mức lương cơ sở.

Đề xuất phụ cấp đặc thù cho một số nhà giáo ảnh 1

Trường CĐ nghề Việt - Đức, nơi đào tạo những công nhân có chất lượng cao.

Dự thảo nêu rõ, phụ cấp cho nhà giáo dạy tích hợp được tính theo số giờ dạy tích hợp thực tế.

Bên cạnh đó, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành hoặc dạy tích hợp được đề xuất hưởng mức phụ cấp bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập sẽ được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương cơ sở. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không thuộc trường hợp trên thì được đề xuất được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,2 so với mức lương cơ sở và tính theo số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật.

Phụ cấp cho nhà giáo dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đề xuất chi phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực hành hoặc dạy tích hợp tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với những nghề có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

Một là, tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành hoặc dạy tích hợp ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định.

Hai là, dạy thực hành hoặc dạy tích hợp trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Ba là, dạy thực hành hoặc dạy tích hợp những nghề phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

Bốn là, dạy thực hành hoặc dạy tích hợp ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Mức phụ cấp được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương cơ sở.

Cụ thể, mức 0,1 so với mức lương cơ sở áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành hoặc dạy tích hợp những nghề có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên.

Mức 0,2 so với mức lương cơ sở áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành hoặc dạy tích hợp những nghề có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên.

Mức 0,3 so với mức lương cơ sở áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành hoặc dạy tích hợp những nghề có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên.

Mức 0,4 so với mức lương cơ sở áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành hoặc dạy tích hợp những nghề có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên.

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo số giờ dạy thực hành hoặc dạy tích hợp thực tế môn học/mô đun có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Dự thảo nêu rõ, những khoản phụ cấp trên được trả cùng kỳ lương hàng tháng, không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo VGP

Đọc thêm

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Mùa gieo hạt...

Mùa gieo hạt...

Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.
Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
Mùa tựu trường

Mùa tựu trường

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.