Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người

Ca nhiễm cúm gia cầm mới tại Canada đang khiến giới khoa học đứng ngồi không yên khi virus có dấu hiệu thích nghi với người, dù chưa có bằng chứng về khả năng lây từ người sang người.

Một thiếu niên đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện nhi ở Vancouver, Canada sau khi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1. Kết quả giải trình tự gen virus cho thấy đã xuất hiện các đột biến có thể giúp virus dễ dàng xâm nhập đường hô hấp của con người.

Mặc dù đây là diễn biến đáng lo ngại, các chuyên gia khẳng định chưa có dấu hiệu của một đại dịch mới. Scott Hensley, chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania nhận định: "Chúng ta cần quan tâm nhưng không nên quá hoảng sợ."

Điều đáng chú ý là bệnh nhân không có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hay sống tại trang trại. Bonnie Henry, cán bộ y tế công cộng tại British Columbia, nhận định: "Rất có thể chúng ta sẽ không bao giờ xác định được nguồn lây nhiễm,"

Phân tích cho thấy virus đã có 3 đột biến quan trọng: 2 đột biến giúp virus dễ xâm nhập tế bào người và 1 đột biến giúp virus nhân lên hiệu quả hơn trong cơ thể người. Ban đầu bệnh nhân chỉ bị viêm mắt nhưng sau đó tiến triển thành viêm phổi nặng, cho thấy virus có thể đã thích nghi dần với đường hô hấp của con người.

Tuy nhiên, xét nghiệm trên khoảng 36 người tiếp xúc gần không phát hiện ca nhiễm nào, chứng tỏ virus chưa có khả năng lây từ người sang người. Các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu và phát triển vaccine phòng ngừa.

Theo thống kê, đã có 53 ca mắc H5N1 ở người tại Mỹ trong năm nay, phần lớn liên quan đến chủng virus lây nhiễm ở gia súc. Trên toàn cầu đã ghi nhận khoảng 900 ca mắc kể từ năm 1997, hầu hết do tiếp xúc trực tiếp với động vật bệnh.

Virus có xu hướng gây bệnh nặng ở người trẻ do họ chưa được tiếp xúc nhiều với các chủng cúm khác và vaccine như người lớn tuổi. Thiếu niên tại Canada hiện đang trong tình trạng nguy kịch do suy hô hấp cấp, một biến chứng khiến phổi bị tổn thương nặng không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

baotintuc.vn

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.