Giới siêu giàu thâu tóm một nửa số tài sản mới

Theo báo cáo của tổ chức Oxfam, giới siêu giàu đang nắm giữ gần 2/3 số tài sản tăng thêm của nhân loại, tương đương 42.000 tỉ USD, gần gấp đôi số tài sản của 99% nhóm dân số nghèo nhất thế giới.

Giới siêu giàu thâu tóm một nửa số tài sản mới

Nhà hoạt động khí hậu cầm biểu ngữ kêu gọi đánh thuế giới siêu giàu trước khu vực tổ chức hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2023 tại Davos, Thụy Sĩ, ngày 15-1 - Ảnh: REUTERS

Ngày 16-1, nhân dịp khai mạc Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, Oxfam công bố báo cáo chỉ ra nghịch lý về khoảng cách tài sản giữa các nhóm người trên thế giới.

Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 20 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại trên 90 quốc gia. Cơ quan này là một phần của phong trào toàn cầu nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng.

Những con số biết nói về giới siêu giàu

Theo số liệu của Oxfam, kể từ năm 2020 tới nay, nhóm 1% người giàu nhất đã thâu tóm khoảng một nửa tổng số tài sản mới được tạo ra của nhân loại.

“Trong lúc người dân thường đang phải chật vật cắt giảm chi tiêu ngay cả cho những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nhóm siêu giàu đã vượt qua cả những ước mơ điên rồ nhất của những người đó. Chỉ sau hai năm, các tỉ phú đã bước vào thập kỷ vàng của họ; chúng ta có thể gọi những năm 2020 là kỷ nguyên bùng nổ của nhóm siêu giàu”, bà Gabriela Bucher, giám đốc điều hành của Oxfam Quốc tế, cho biết.

Trong thời gian đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt từ năm 2020, nhóm 1% những người giàu nhất nắm giữ 26.000 tỉ USD (chiếm 63%) trong tổng số tài sản tăng thêm trên toàn cầu. Trong khi đó, chỉ có 16.000 tỉ USD (37%) được phân bổ cho nhóm còn lại của thế giới.

Trong khi đó, ít nhất 1,7 tỉ người lao động đang sống ở các quốc gia có tốc độ lạm phát nhanh hơn tăng lương và hơn 820 triệu người phải nhịn đói đi ngủ.

Phụ nữ và trẻ em gái - những người được ăn ít nhất và phải ăn sau những người khác - chiếm gần 60% số người nghèo đói trên thế giới.

Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo chúng ta sẽ phải chứng kiến bất bình đẳng và nghèo đói tăng mạnh nhất trên toàn cầu kể từ sau Thế chiến II.

Hàng loạt nước đang đối mặt với tình trạng phá sản, trong đó những nước nghèo nhất đang chi gấp bốn lần để trả nợ cho các bên cho vay giàu có, hơn là đầu tư cho y tế.

Đánh thuế giới siêu giàu

Oxfam kêu gọi tăng thuế một cách có hệ thống và trên diện rộng đối với nhóm siêu giàu để thu lại những khoản lợi nhuận trong đại dịch.

Nhiều thập kỷ cắt giảm thuế cho nhóm người giàu nhất và các tập đoàn đã làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng.

Theo phân tích mới của Liên minh Chống bất bình đẳng, Viện Nghiên cứu chính sách, Oxfam và tổ chức Triệu phú yêu nước (nhóm gồm hơn 100 người siêu giàu), chỉ cần thu 5% thuế tài sản với các triệu phú và tỉ phú trên thế giới đã có thể mang lại 1.700 tỉ USD mỗi năm.

Số tiền này đủ để giúp 2 tỉ người thoát đói nghèo, tài trợ cho những khoản thiếu hụt trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, triển khai kế hoạch 10 năm để chấm dứt nạn đói; hỗ trợ các nước nghèo hơn đang bị tàn phá bởi các tác động của biến đổi khí hậu; cung cấp dịch vụ y tế và an sinh xã hội phổ quát cho tất cả người dân ở các nước thu nhập thấp và trung bình - thấp.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.