Góp phần thực hiện hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

(Baohatinh.vn) - Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Thực hiện nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả

Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về công tác giám sát, phản biện xã hội. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, nhằm thực hiện hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Góp phần thực hiện hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Cần đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong chỉ đạo công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong chỉ đạo công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.

Việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW phải thực hiện nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

3 nội dung của kế hoạch

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác giám sát, phản biện xã hội

Tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư; Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội gắn với việc thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2/2/2018 của Ban Bí thư về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 12/5/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong thời gian tới, Quy định số 625-QĐ/TU ngày 2/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Quyết định số 657-QĐ/TU ngày 4/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân. Thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về phát huy dân chủ ở cơ sở, công tác giám sát, phản biện xã hội.

Góp phần thực hiện hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Tạo môi trường thuận lợi để phát huy tốt hơn vai trò của Nhân dân trong giám sát, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, toàn diện của cấp ủy Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Kịp thời thông tin về hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền các cấp, nhất là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, đề án có tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân; về đạo đức, lối sống, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và điều kiện bảo đảm để MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội thực hiện Chỉ thị; nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả, bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong giám sát và phản biện xã hội.

Cấp ủy, tổ chức đảng tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội. Hằng năm, ban thường vụ cấp ủy cho ý kiến về chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan Nhà nước cùng cấp, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đề cao trách nhiệm tiếp thu, kịp thời, nghiêm túc phản hồi kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Định kỳ 6 tháng, 1 năm, thường trực cấp ủy chủ trì làm việc với lãnh đạo ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội để nghe tình hình và định hướng hoạt động.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giám sát, phản biện xã hội

Trong nội dung này, sẽ tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ quyền và trách nhiệm tham gia giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Các cơ quan liên quan phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội theo quy định.

Góp phần thực hiện hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Thời gian qua, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng các cấp đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng cùng hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự

Các dự thảo chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các dự án, đề án liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân (không thuộc danh mục bí mật Nhà nước) phải được gửi sớm để lấy ý kiến MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và đối tượng chịu tác động nhằm phát huy quyền và trách nhiệm trong tham gia đóng góp ý kiến, giám sát, phản biện trong xây dựng, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật.

Ban hành Quy định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong tiếp nhận và trả lời các kiến nghị, phản ánh của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân sau giám sát, phản biện xã hội. Hội đồng nhân dân các cấp bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước ngay từ đầu năm nhằm đảm bảo hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội theo chương trình, kế hoạch đã được cấp ủy phê duyệt. UBND các cấp phối hợp với ủy ban MTTQ cùng cấp tổ chức làm việc, rà soát kết quả giải quyết kiến nghị sau giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

Phát huy vai trò của ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác giám sát, phản biện xã hội

Ủy ban MTTQ các cấp phát huy vai trò chủ trì, tăng cường phối hợp, hiệp thương thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng các cuộc giám sát, phản biện xã hội, theo hướng: chủ động, từ sớm, từ cơ sở, dân chủ, khách quan, mang tính xây dựng; có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giám sát theo chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, trọng yếu, ưu tiên những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc. Tăng cường giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và nhân dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Công khai, minh bạch kết quả giám sát, phản biện xã hội theo quy định; theo dõi sát sao việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát; báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân liên quan về thường trực cấp ủy qua ban dân vận cấp ủy cùng cấp.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, bản lĩnh, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; quan tâm tổ chức tập huấn nghiệp vụ giám sát, phản biện xã hội cho đội ngũ làm công tác mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở.

Có cơ chế động viên, khuyến khích đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của MTTQ, các chuyên gia, nhà khoa học, các ủy viên ủy ban MTTQ, người có kinh nghiệm thực tiễn... tham gia giám sát, phản biện xã hội. MTTQ tỉnh phát huy tốt vai trò của Hội đồng tư vấn kinh tế - xã hội, Hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật tỉnh; MTTQ cấp huyện phát huy vai trò của Ban tư vấn cấp huyện trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Tạo môi trường thuận lợi để phát huy tốt hơn vai trò của nhân dân trong giám sát, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Tổ chức thực hiện

Các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch này đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, đơn vị. Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo HĐND tỉnh xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác giám sát, phản biện xã hội.

Phối hợp với ủy ban MTTQ và các các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh triển khai thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội của các cơ quan dân cử, trong tiếp xúc cử tri; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.

Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã quán triệt, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW và kế hoạch này; phối hợp tốt với ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền các cấp; giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; có cơ chế tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra; chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị, đề xuất sau giám sát.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giám sát, phản biện xã hội; chỉ đạo xây dựng phóng sự, tin bài tuyên truyền việc triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh.

Đảng đoàn MTTQ tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo việc hiệp thương thống nhất để cụ thể hóa, xây dựng và thực hiện các kế hoạch giám sát, phản biện xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số 18-CT/TW trong đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cơ quan liên quan tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong tiếp nhận và trả lời các kiến nghị, phản ánh của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân sau giám sát, phản biện xã hội. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong công tác giám sát, phản biện xã hội. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, kịp thời đề xuất việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết những vấn đề mới phát sinh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn...

Đọc thêm

Sáp nhập liên đoàn lao động cấp huyện

Sáp nhập liên đoàn lao động cấp huyện

Việc sáp nhập Liên đoàn Lao động huyện Lộc Hà (cũ) và Liên đoàn Lao động huyện Thạch Hà nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng Công đoàn Hà Tĩnh vững mạnh.