Hà Huy Tập người cộng sản trung kiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

(Baohatinh.vn) - Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906 tại xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, đã từng học ở thị xã Hà Tĩnh, Trường Quốc học Huế. Năm 1923, Hà Huy Tập đỗ bằng Thành chung và được bổ về dạy học ở Nha Trang. Từ đó, người thanh niên 17 tuổi “bước vào con đường tranh đấu”.

Hà Huy Tập người cộng sản trung kiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906 tại xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh Internet

Tại Nha Trang, đồng chí vừa dạy học, vừa tuyên truyền chống thực dân Pháp trong giáo viên, học sinh nên bị mật thám theo dõi phải chuyển ra dạy ở Trường Cao Xuân Dục (Vinh). Năm 1926, Hà Huy Tập gia nhập Hội Phục Việt (sau đổi thành Hội Hưng Nam, rồi Đảng Tân Việt).

Do hoạt động hăng hái, viết đơn gửi toàn quyền Đông Dương đòi xóa án cho cụ Phan Bội Châu, diễn thuyết trong lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh ở chùa Diệc (Vinh), mở lớp dạy văn hóa và “tuyên truyền chính trị cho công nhân ở Vinh - Bến Thủy…” nên đồng chí bị mật thám theo dõi, phải chuyển vào hoạt động ở Sài Gòn.

Tại đây, Hà Huy Tập được tổ chức phân công làm Bí thư Ủy ban Địa phương của Hội Hưng Nam ở Nam Kỳ. Cuối năm 1928, Hà Huy Tập được cử sang Trung Quốc liên lạc với Tổng hội Việt Nam cách mạng thanh niên để bàn việc “thành lập một đảng cộng sản thống nhất ở Việt Nam”.

Tháng 5/1929, Hà Huy Tập được Quốc tế Cộng sản cử sang Liên Xô học Trường Đại học Phương Đông và thuộc thế hệ những người cộng sản đầu tiên vào thời kỳ đấu tranh vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hà Huy Tập người cộng sản trung kiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

Học sinh Trường THPT Cẩm Xuyên tìm hiểu về cuộc đời cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập tại phòng truyền thống của trường.

Tháng 4/1934, Hà Huy Tập về Trung Quốc gặp Lê Hồng Phong, người đứng đầu Ban Lãnh đạo ngoài nước của Đảng. Hà Huy Tập đã cùng với đồng chí Lê Hồng Phong bắt tay vào việc “chuẩn bị các điều kiện cho Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ nhất”.

Đồng chí đã chủ trì đại hội từ ngày 27 - 31/3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc). Sau đại hội, Hà Huy Tập được cử về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng với cương vị Tổng Bí thư của Đảng (tháng 7/1936)(*).

Từ một thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng cách mạng rồi trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời kỳ đầy biến động của lịch sử dân tộc, Hà Huy Tập tỏ rõ năng lực chèo lái con thuyền cách mạng trong việc nắm bắt được thời cơ, vượt qua mọi thử thách, tận dụng điều kiện thuận lợi để đề ra được những quyết sách phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, đưa Đảng vượt qua khó khăn của giai đoạn thoái trào.

Hà Huy Tập có công lớn trong việc phục hồi lại hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở để kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống chiến tranh đế quốc diễn ra ở khắp nơi trong nước vào thời kỳ 1936-1939.

Đây là đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư Hà Huy Tập vào công tác tổ chức, xây dựng Đảng, dấu mốc quan trọng đưa Đảng Cộng sản vượt qua khủng hoảng kéo dài một thời gian để củng cố vị trí và vai trò lãnh đạo cách mạng.

Hà Huy Tập người cộng sản trung kiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

Căn nhà lá đơn sơ - nơi Hà Huy Tập cất tiếng khóc chào đời được lưu giữ trong Khu Lưu niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập.

Hà Huy Tập là nhà lý luận chính trị xuất sắc của Đảng. Cuốn sách “Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương” đã góp phần củng cố niềm tin cho quần chúng đối với Đảng, góp phần phục hồi hoạt động của Đảng và các tổ chức cách mạng sau một thời gian bị địch đàn áp, khủng bố ác liệt.

Nghị quyết chính trị ở Đại hội lần thứ nhất do Hà Huy Tập soạn thảo là văn kiện sắc sảo về lý luận và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ việc phân tích tình hình trong nước, thế giới, nghị quyết đã đề ra chủ trương sát thực về nhiệm vụ và mục tiêu đấu tranh, về củng cố tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng cách mạng...

Vào thời điểm diễn ra nhiều luồng tư tưởng, trước thử thách nghiêm trọng về đường lối cách mạng, cùng với nhiều bài báo mang tính chiến đấu đăng ở các báo bí mật và công khai dưới nhiều bút danh khác nhau, Hà Huy Tập đã góp phần quan trọng vào việc củng cố tổ chức và tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng.

Hà Huy Tập đã viết quyển sách “Tờrốtxky và phản cách mạng”. Với bút pháp sắc nhọn, đồng chí đã vạch trần bộ mặt phản cách mạng của các thế lực hòng xuyên tạc đường lối, chia rẽ nội bộ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sự sắc sảo và nhạy bén về tầm nhìn thời đại của Hà Huy Tập còn được thể hiện ở việc bình tĩnh phân tích rồi tìm ra sách lược đấu tranh phù hợp, nêu ra việc cần thành lập Mặt trận nhân dân Đông Dương. Những bài viết, nhiều tài liệu có căn cứ của Hà Huy Tập đã làm cơ sở để Hội nghị Trung ương tháng 3/1938 quyết định thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Hà Huy Tập người cộng sản trung kiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

Ghi ơn tiền nhân, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập.

Với tư cách là nhà báo, nhà nghiên cứu lý luận chính trị, giữ vị trí hàng đầu trong hoạt động báo chí xuất bản bí mật hoặc công khai nửa hợp pháp, Hà Huy Tập là cây bút đa tài, đa năng, tả xung hữu đột, tiên phong trên mặt trận tư tưởng và chính trị nhằm tuyên truyền và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh.

Những tác phẩm của Hà Huy Tập được xuất bản ở trong nước hoặc ở nước ngoài là tài sản tinh thần vô giá, góp phần làm phong phú kho tàng lý luận cách mạng, kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam, là nguồn tư liệu quý trên nhiều lĩnh vực về thời kỳ lịch sử đầy chông gai mà Đảng đã từng bước vượt qua để có cơ sở chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thắng lợi.

Là người cộng sản kiên trung, Hà Huy Tập đã hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Là Tổng Bí thư ở những năm Đảng ta gặp khó khăn, nhà lý luận của Đảng phải đấu tranh trực diện với kẻ thù và những sai trái nảy sinh trong nội bộ. Đồng chí đã nêu tấm gương về lòng trung thành, sống có nguyên tắc, có bản lĩnh, luôn tìm tòi sáng tạo, một lòng một dạ chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cao cả của Đảng và dân tộc. Hà Huy Tập là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam.

---------------------------------

(*). Theo lời điếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 1/12/2009.

Chủ đề KỶ NIỆM 115 NĂM NGÀY SINH TỔNG BÍ THƯ HÀ HUY TẬP

Đọc thêm

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú đã để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta một tấm gương sáng ngời về trí tuệ, đạo đức, khí phách hiên ngang của người cộng sản.
Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), trong không khí rạo rực của đất trời rợp bóng cờ hoa, mỗi chúng ta càng trân trọng, biết ơn, tự hào về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.
Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Đã 50 năm đi qua, trái tim tôi vẫn còn rạo rực khi nhớ lại ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hát khúc khải hoàn chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Yêu nước theo cách của Gen Z

Yêu nước theo cách của Gen Z

Thế hệ Gen Z – những người trẻ trong thời đại số đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng chính ngôn ngữ của mình, không ồn ào nhưng thấm sâu, không phô trương nhưng đầy chân thành.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

V.I.Lê-nin yêu cầu phải kiên quyết tinh giảm bộ máy, cắt bỏ những bộ phận thừa theo nguyên tắc “thà ít mà tốt”. "Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta… chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững được”.
Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nhận định số lượng học sinh, sinh viên (HS-SV) được kết nạp Đảng chưa tương xứng với tiềm lực, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh không ngừng thực hiện các giải pháp phát triển Đảng ở nhóm đối tượng này.
Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra.
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).
Giữa tháng Tư lịch sử

Giữa tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, từ nửa thiên niên kỷ nay, với người Việt, có thêm một tên gọi mới - tháng Tư lịch sử. Với người Hà Tĩnh - nơi từng bị chiến tranh tàn phá, tháng Tư cũng thật đặc biệt.