Hà Nội ngày 30/4/1975 - những ký ức không phai

(Baohatinh.vn) - Hơn 4 thập kỷ đã trôi qua, song với những người làm báo trong quân đội thời ấy như tôi, ngày 30/4/1975 trở thành một ký ức không bao giờ phai về một Hà Nội - thủ đô yêu dấu, “một thời đạn bom, một thời hòa bình”.

Năm 1975, tôi là biên tập viên Phòng Thời sự quốc tế của Tạp chí Quân đội, nay là Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn biến nhanh chóng mặt. Tấm bản đồ tác chiến trong phòng giao ban Ban Biên tập cứ mỗi ngày lại hiện lên hàng chục lá cờ đỏ đánh dấu các địa phương vừa được giải phóng. Cả phòng chúng tôi, từ Trung tá - Trưởng phòng Hoàng Dũng đến các sĩ quan như tôi và các anh Hoàng Khắc Nhu, Nguyễn Xuân Điều… bận tối mắt vì phải lo cập nhật thông tin, viết kịp các bài bình luận cho các số báo tiếp theo.

ha noi ngay 30 4 1975 nhung ky uc khong phai

Giờ phút xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập. Ảnh tư liệu

Tôi còn nhớ, hôm ấy là sáng 30/4/1975, trời Hà Nội rực nắng, trong xanh, vời vợi những đám mây trắng xốp, trông rất đẹp mắt. Tôi báo cáo Trung tá Chu Quang Tiêu - Phó Trưởng phòng, sang Cục 2, nay là Tổng cục Tình báo, Bộ Tổng tham mưu để sưu tầm một số thông tin trên các báo của Sài Gòn và nước ngoài về diễn tiến của tình hình chiến sự. Trước khi ra khỏi tòa soạn, Đại tá Phạm Quang Cận – Phó Tổng biên tập dặn theo: “Đi nhanh mà về. Nhớ để tai cập nhật, nghe ngóng thông tin chiến sự từ nhiều nguồn nhé. Có thể có đột biến khó lường đó”. Khoảng 11h, tôi vừa tắt máy chiếc xe mô tô 3 bánh hiệu Trường Giang của Trung Quốc để bước lên sảnh tòa soạn thì cô Huế - nhân viên đánh máy chạy ra giục: “Anh vào ngay phòng giao ban để nghe Ban Biên tập thông báo nhanh tình hình chiến sự”.

ha noi ngay 30 4 1975 nhung ky uc khong phai

Nhân dân Thủ đô Hà Nội mít tinh mừng miền Nam giải phóng 30/4/1975. Ảnh tư liệu

Cả tòa soạn đã có mặt đầy đủ. Sau khi nghe Tổng Biên tập, Thiếu tướng Lê Hai trình bày vắn tắt diễn biến chiến cục mới nhất trên tấm bản đồ quân sự 1/1.000, mọi người dán tai vào chiếc radio trên bàn như muốn nuốt từng lời. Đúng 11h45’, bỗng vang lên giọng đọc hào sảng, pha lẫn hồi hộp của phát thanh viên Tuyết Mai: “Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi mới nhận được. Đúng 11h30’ sáng nay, quân ta đã tiến vào đánh chiếm Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”. Không ai bảo ai, chúng tôi cùng nhảy lên reo to như những đứa trẻ, quên cả quân phong, quân kỷ, quên mất trong phòng còn có các thủ trưởng trong Ban Biên tập.

ha noi ngay 30 4 1975 nhung ky uc khong phai

Non sông thống nhất, dân tộc Việt Nam đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh Zing.vn

Hòa với dòng người, chúng tôi đổ ra đường với chiếc máy ảnh trong tay, cố ghi lấy những giờ phút đầu tiên của đồng bào Thủ đô trước tin đại thắng. Có thể nói, bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam chỉ vỏn vẹn 58 từ mà có sức mạnh như một tiếng sét giữa thinh không, làm cả dân tộc vỡ òa trong niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Các tuyến phố Thủ đô không còn chỗ chen chân. Hầu như cả 36 phố phường Hà Nội chẳng ai ở nhà mình, cơ quan mình mà rùng rùng kéo nhau đổ dồn về Bờ Hồ, Quảng trường Ba Đình, nơi có Trung ương, có Bác. Ánh mắt tươi rói, nụ cười bừng nở trên khuôn mặt mỗi người. Nhiều cụ già, chị em phụ nữ vừa đi, vừa khóc như một đứa trẻ. Ai nấy đều mừng vì chiến tranh kết thúc rồi, chắc chắn được sống, được đoàn tụ rồi. Tiếng hò reo, hô khẩu hiệu tự phát vang lên đó đây: “Bác Hồ muôn năm!”; “Quân đội nhân dân Việt Nam vô địch muôn năm!”…

Không hiểu từ đâu ra mà nhiều cờ đỏ sao vàng đến thế. Cờ treo vội trên các ban công nhà riêng, trên các nhiệm sở, cờ trên tay dòng người cuồn cuộn chảy về Hồ Gươm. Tiếng hát, tiếng pháo nổ ran, nối tiếp nhau hòa thành một thứ âm thanh rất đáng yêu, diễn ra hầu khắp các tuyến phố.

ha noi ngay 30 4 1975 nhung ky uc khong phai

Hà Nội - "trái tim" của cả nước. Ảnh tư liệu

Đi qua số nhà 58 phố Quán Sứ, gần Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi giật mình vì nghe tiếng hét rất to: “Vi va Việt Nam. Vi va Việt Nam!”. Thì ra đó là các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Cu Ba đổ cả ra đường, tay vẫy cờ Việt Nam, cờ Cu Ba, miệng hô vang “Việt Nam muôn năm” bằng hai thứ tiếng Cu Ba và Việt Nam đến lạc cả giọng.

Thủ đô Hà Nội cứ như thế suốt cả ngày 30/4. Mọi người cứ rồng rắn nối đuôi nhau đi mà không cần biết đi đâu. Họ hò hét, nhảy múa tưởng đến khản giọng, đứt hơi.

Trời đã về đêm. Trên các cột đèn đường, loa phóng thanh đang truyền đi bài ca “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sỹ Hoàng Hà. Bài hát với những giai điệu, ca từ hào sảng vút cao, đưa tâm hồn mọi người bay lên, say trong không gian của ngày hội non sông hoàn toàn giải phóng.

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...