Dấu hiệu nhận biết bệnh TCM: Phỏng nước thường thấy ở lòng bàn chân, bàn tay, đầu gối và mông
Tại Khoa Truyền nhiễm BVĐK Hà Tĩnh, từ ngày 12/9 đến nay, có 14 bệnh nhân có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh TCM đến điều trị. Các bệnh nhân chủ yếu từ 10 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi.
Chị Nguyễn Thị Phương, mẹ của một bệnh nhi đang điều trị tại BVĐK Hà Tĩn cho biết: "Cháu từ xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) về thăm ông ngoại ốm nặng ở Thạch Vĩnh. Hôm ra về cháu cũng đã hâm hấp, ủ bệnh nhưng do ông ngoại ốm nặng nên đành phải bế cháu về. Về nhà ông ngoại được một hôm thì cháu bắt đầu nổi các mận đỏ, nhiều nhất là ở tay, chân và miệng. Trong Đồng Nai thì dịch đang phổ biến, tôi cũng đoán là cháu đã mắc bệnh TCM. Cháu bị giật mình thường xuyên, sợ quá nên tôi đưa cháu vào đây cho yên tâm".
Anh Lê Đức Hiếu, ở xã Kim Lộc (Can Lộc) cũng cho biết: "Con trai mình mới 28 tháng tuổi. Cách đây mấy ngày cháu bị sốt, sau đó thấy bị phát ban, tập trung nhiều ở tay, chân, miệng. Theo dõi phương tiện truyền thông, thấy đang nói nhiều về bệnh dịch TCM nên gia đình đưa cháu vào BVĐK Hà Tĩnh cho yên tâm”.
Bác sỹ Khoa Truyền nhiễm BVĐK tỉnh theo dõi sức khỏe cho bệnh nhi mắc bệnh TCM
Bác sỹ Đặng Thị Lý – Phó khoa Truyền nhiễm BVĐK Hà Tĩnh cho biết: "Hôm 2/10, có một bệnh nhi vào viện với tình trạng diễn biến rất nhanh. Bệnh nhi nổi ban ở các vị trí đặc hiệu của bệnh TCM. Người nhà cho biết, bệnh nhi mới sốt ở nhà có hơn một ngày nhưng khi đưa vào viện thì đã có biểu hiện khó thở, lút lõm lồng ngực. Theo dõi thấy bệnh diễn biến quá nhanh, nguy hiểm nên khoa cho bệnh nhi chuyển ra tuyến Trung ương. Còn lại, hầu hất các bệnh nhân mắc TCM đều được điều trị ổn định và đã cho ra viện. Hiện chỉ còn 3 bệnh nhân đang nội trú tại khoa."
Tại BVĐK thành phố Hà Tĩnh, bệnh nhi có các dấu hiệu bệnh TCM đến khám rất đông. Theo bác sỹ Trần Anh Pháp – Trưởng khoa Nhi BVĐK thành phố Hà Tĩnh cho biết, cách đây hơn một tháng đã có các bệnh nhi mắc bệnh TCM. Thời gian gần đây, có những ngày cao điểm, tại phòng khám theo yêu cầu có đến 1/3 số trẻ đến khám bệnh có dấu hiệu mắc TCM. Trẻ mắc bệnh chủ yếu từ 6 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi, trong đó nhiều gia đình có cả 2 trẻ đều mắc.
Tuy nhiên, bác sỹ Pháp cho biết, các bậc phụ huynh hiện nay rất chủ động trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Hầu hết bệnh nhân đến khám đều nhờ bác sỹ xác định có đúng bệnh TCM hay không, mức độ và nhận tư vấn điều trị, theo dõi tại nhà.
Bác sỹ BVĐK thành phố Hà Tĩnh khám sàng lọc cho bệnh nhi
Bệnh TCM là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Xuân Dâng cho biết: "Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện đảm bảo các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế để phòng bệnh TCM. Các trung tâm YTDP tham mưu các biện pháp tăng cường về phòng chống bệnh TCM như: Công tác tuyên truyền, bổ sung kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất cần thiết. Các cơ sở KCB tổ chức tập huấn và triển khai việc thu dung, điều trị người bệnh. Thực hiện tốt phối hợp giữa bệnh viện với YTDP trong phát hiện, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp sau:
|