(Baohatinh.vn) - Sáng nay (24/5), tại huyện Vũ Quang, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2019 với chủ đề "Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số".
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã dự lễ và tặng quà cho trẻ em
Tiết mục văn nghệ chào mừng tại lễ phát động tháng hành động vì trẻ em
Phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2019, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc đề nghị, trong thời gian tới, cần tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện có hiệu quả chương trình hành động quốc gia về trẻ em; không ngừng tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là Luật Trẻ em năm 2016. Truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân và trẻ em về các biện pháp bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt là phòng chống đuối nước, phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục, ngược đãi trẻ em… Tập trung xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 3/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ em…
Tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, UBND tỉnh, huyện Vũ Quang đã trao, tặng quà cho 60 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn huyện Vũ Quang. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh...
...lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH...
...tặng quà cho 30 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn huyện Vũ Quang
Lãnh đạo huyện Vũ Quang tặng quà cho 30 em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn
Hà Tĩnh là một trong số các tỉnh triển khai sớm chính sách xã hội hóa nguồn lực chăm sóc, bảo vệ trẻ em; đã thể chế hóa các chính sách, pháp luật về an sinh xã hội thông qua Nghị quyết của HĐND tỉnh. Trong đó, khuyến khích xã hội hóa việc chăm sóc, nuôi dưỡng các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, bị nhiễm chất độc da cam, trẻ em tàn tật nặng.
Từ năm 2016 đến nay, Hà Tĩnh đã huy động (thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp) được số tiền hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ, giúp đỡ 22.922 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng; tổ chức khám sàng lọc cho 3.774 lượt trẻ em khuyết tật; hỗ trợ chi phí phẫu thuật 55 em bị dị tật vận động, 109 em bị tim bẩm sinh, 93 em bị sứt môi, hở vòm miệng;
Trao tặng 2.981 suất học bổng, 919 xe đạp, 200.970 hộp sữa, 700 cặp sách, đồ dùng dụng cụ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn miền núi; hỗ trợ xây dựng 54 thư viện thân thiện; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; 6.889 lượt trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tặng quà...
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã và đang thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế, góp phần mang lại niềm tin, động lực cho các hộ nghèo trên địa bàn.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vận động ít nhất mỗi người một ngày công ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” để xây dựng nhà đại đoàn kết, tặng quà, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo năm 2024.
Các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2024 một cách bài bản, chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm đúng người, đúng đối tượng.
Chương trình tập huấn nhằm cung cấp kỹ năng và kiến thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở, góp phần triển khai có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo ở Hương Khê (Hà Tĩnh).
Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo góp phần giúp người nghèo tiếp cận các hình thức hỗ trợ, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Hơn 36 tỷ đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giúp nhiều gia đình ở Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) hiện thực hóa giấc mơ đổi thay cuộc sống.
Hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm “Cơ sở dữ liệu người có công với cách mạng” giúp cán bộ ngành LĐ-TB&XH Hà Tĩnh giải quyết thủ tục hành chính liên thông đầy đủ, kịp thời và chính xác.
Nhiều ý kiến xác đáng đã được đại biểu Hà Tĩnh kiến nghị, đề xuất vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để Quốc hội xem xét trong kỳ họp sắp tới.
Hội nghị tập huấn và đối thoại góp phần giải quyết kịp thời những vướng mắc về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Dù mới ra đời nhưng mô hình CLB nông dân hướng tới có lương hưu ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã phát huy hiệu quả, góp phần lan tỏa chính sách BHXH đến tận đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định mới về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Cử tri huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất...
Nhờ công tác tuyên truyền sâu sát, đồng bào dân tộc Lào và người dân thôn biên giới Phú Lâm (Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh) đã tham gia BHXH để được hưởng lương hưu.
Hoạt động tập huấn góp phần giúp đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) nâng cao năng lực chuyên môn, nhằm hỗ trợ người dân trên địa bàn vươn lên thoát nghèo.
Với các giải pháp đa dạng, công tác giảm nghèo ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đạt những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Lớp sơ cấp nghề cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.
Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 53/2024/TT-BQP quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Hệ thống truyền thanh cơ sở đã giúp người dân huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp cận thông tin, từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra về phương án các dịp nghỉ lễ năm 2025 như: Tết Âm lịch, Quốc khánh, Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5.
Không chỉ được tập huấn các chính sách mới, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh còn được Cục Thuế tỉnh đối thoại để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính thuế.
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã tổ chức trao hơn 12.400 con gà nhằm hỗ trợ sinh kế góp phần thoát nghèo bền vững cho người dân ở 6 xã, thị trấn trên địa bàn.
Hơn 200 người được nâng cao kỹ năng nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, cận nghèo ở Nghi Xuân ( Hà Tĩnh) nhằm đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo đúng thực tế tại địa phương.
Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những giải pháp đảm bảo an ninh vùng biên, xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp, từng bước cải thiện đời sống của Nhân dân.
Trong 5 năm, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) có gần 700 hộ nghèo, cận nghèo và hộ chính sách có nhà mới; 11 nhà văn hóa cộng đồng - ngôi nhà trí tuệ được xây dựng.