Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất khu vực phía Bắc có cơ sở giết mổ gia súc tập trung “phủ” xuống huyện, xã

(Baohatinh.vn) - Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc tập trung – một trong những giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được các cấp, cơ quan chuyên môn trên địa bàn Hà Tĩnh thực hiện quyết liệt, có hiệu quả.

Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất khu vực phía Bắc có cơ sở giết mổ gia súc tập trung “phủ” xuống huyện, xã

Gia súc được vận chuyển đến cơ sở giết mổ tập trung Thạch Đồng (TP Hà Tĩnh)

Theo thống kê từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, hiện toàn tỉnh có 40 cơ sở giết mổ gia súc tập trung. Bình quân mỗi ngày trên địa bàn tỉnh có khoảng 100 con trâu bò, 500 con lợn được đưa vào giết mổ tại 40 cơ sở giết mổ gia súc tập trung (tỷ lệ trâu bò giết mổ tại các lò đạt 83%; lợn 70%).

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh Nguyễn Khắc Khánh khẳng định: Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất (tính từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc) có cơ sở giết mổ gia súc tập trung “phủ” xuống các huyện, xã. Đây cũng là kết quả từ những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với việc xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung của Hà Tĩnh trong những năm qua.

"Việc đưa gia súc vào giết mổ tập trung là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo ATVSTP. So với một số địa phương trong cả nước, những năm gần đây, tỷ lệ dịch bệnh trên đàn gia súc ở Hà Tĩnh thấp hơn khoảng 30 - 40%” - ông Nguyễn Khắc Khánh thông tin thêm.

Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất khu vực phía Bắc có cơ sở giết mổ gia súc tập trung “phủ” xuống huyện, xã

Lợn được tập trung, kiểm dịch tại cơ sở giết mổ

Ông Khánh cũng thừa nhận, hiện vẫn đang còn khoảng 30% số gia súc đang được giết mổ “chui”, chủ yếu ở các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc… Đây là những nguồn có nguy cơ phát tán dịch bệnh rất lớn nhưng chưa được kiểm soát. Mặc dù chính quyền địa phương đã có những biện pháp tuyên truyền, xử lý vi phạm nhưng kết quả vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa”.

Nhằm xóa triệt để tình trạng giết mổ gia súc “chui”, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, theo phương châm “khép kín từng khâu xử lý vi phạm”, gắn trách nhiệm cụ thể cho từng tập thể, cá nhân người đứng đầu chính quyền.

Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất khu vực phía Bắc có cơ sở giết mổ gia súc tập trung “phủ” xuống huyện, xã

Hệ thống lò giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc tập trung được đầu tư bài bản, đảm bảo vệ sinh

Ông Khánh phân tích, trước đây, mỗi khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm trên lĩnh vực thú y, chính quyền địa phương thường tìm cách né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, đưa ra đủ các lý do để không phải xử phạt. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, trong các khâu giết mổ, vận chuyển, buôn bán thịt, vi phạm ở đâu thì chính quyền ở xã đó phải xử lý.

“Giải pháp này nhằm ngăn chặn triệt để lợn giết ngoài lò mổ ra thị trường. Bởi đây là nhóm nguy cơ đứng đầu phát tán, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm và gây mất ATVSTP” - ông Khánh nhấn mạnh.

Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất khu vực phía Bắc có cơ sở giết mổ gia súc tập trung “phủ” xuống huyện, xã
Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất khu vực phía Bắc có cơ sở giết mổ gia súc tập trung “phủ” xuống huyện, xã

Dấu kiểm dịch được quản lý chặt từ cơ sở giết mổ đến chợ

Ngoài siết chặt hoạt động kinh doanh, giết mổ, sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc xuất xứ khi đưa vào địa bàn Hà Tĩnh cũng được kiểm tra chặt chẽ với sự tham gia của đoàn liên ngành: Sở NN&PTNT, Công an, chính quyền các địa phương.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT Hà Tĩnh), bình quân mỗi tháng các cơ sở sản xuất giò, chả tiêu thụ trên dưới 120 tấn thịt lợn. Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã lấy 51 mẫu giò, chả để kiểm tra các chỉ tiêu ATVSTP. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện, buộc tiêu hủy 420 kg nguyên liệu và 200 kg thịt lợn không được kiểm soát vệ sinh thú y; xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng.

Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất khu vực phía Bắc có cơ sở giết mổ gia súc tập trung “phủ” xuống huyện, xã

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng cùng đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP tỉnh kiểm tra 2 lò giết mổ gia súc, gia cầm tại xã Thạch Hương và Thạch Tân (Thạch Hà) (ngày 31/1/2019).

Để tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong đảm bảo ATVSTP, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 32/2019/QĐ-UBND, ngày 14/6/2019, phân cấp cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng sở ban ngành, địa phương trên địa bàn.

Theo đó, giải pháp được cụ thể hóa đến các chi cục, đơn vị, trực thuộc sở. Ví dụ: Lĩnh vực chăn nuôi, thú y giao cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y; lĩnh vực nuôi trồng, khai thác thủy sản giao cho Chi cục Thủy sản; lĩnh vực trồng trọt, BVTV giao cho Chi cục Trồng trọt và BVTV. Hay việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, cấp giấy chứng nhận giao cho các chi cục chuyên ngành… Việc phân cấp này là để tránh “đá bóng” trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.