Núi Hồng - Sông La

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

Sinh viên quê Hà Tĩnh ngày nay, dù ở môi trường học tập nào cũng luôn tự tạo cho mình “mảnh đất” riêng để gieo trồng và nuôi nấng hoài bão, lý tưởng của riêng mình.

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

Một trong những sinh viên mà tôi luôn khâm phục về nỗ lực tìm kiếm giá trị bản thân là Hoàng Nhật Linh (SN 1994), hiện là sinh viên năm thứ 3 Trường Đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia. Nhật Linh mồ côi mẹ từ khi mới 1,5 tuổi, mẹ hai của Linh là chủ một tiệm ảnh ở phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh), thế nên từ nhỏ, niềm đam mê nhiếp ảnh đã “hòa nhập” vào tâm hồn Linh. Là học sinh chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, năm 2012, Nhật Linh đỗ xuất sắc vào ngành Xây dựng dân dụng công nghiệp - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Tuy nhiên, Nhật Linh dần cảm thấy mình không phù hợp với ngành học này. Những tiếp xúc xã hội trong quá trình ở Thủ đô cho Nhật Linh thấy rằng, ứng dụng của mỹ thuật đa phương tiện hiện đang là một nhu cầu lớn nhưng lại thiếu nhân lực. Đúng lúc đó, Trường Arena Multimedia ở Hà Nội lại đang nổi lên với ngành đào tạo thiết kế mỹ thuật đa phương tiện (ADIM). Và, năm 2017, Linh quyết định tạm dừng việc học ở Đại học Kiến trúc Hà Nội, thi tuyển vào Arena Multimedia.

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

“Trong cuộc đời, dù dã quyết định rất nhiều việc nhưng đó là quyết định quan trọng nhất của em. Cũng may, bố mẹ em hoàn toàn ủng hộ. Em nhận thấy đây là cơ hội tốt nhất để em thỏa mãn đam mê của mình. Cũng là cơ hội để em có điều kiện phát triển tiệm ảnh của gia đình lên tầm cao mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội” - Nhật Linh chia sẻ.

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mìnhNhật Linh (giữa) tại Lễ ra mắt King Studio.

Sau hơn 2 năm theo học tại Arena Multimedia, Nhật Linh trở thành một người tự tin, năng động và đầy cảm hứng sáng tạo. Linh vừa học, vừa nhận việc thiết kế, quảng cáo cho nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, Linh còn mở hiệu ảnh King studio tại TP Hà Tĩnh như cách em đặt nền móng để bắt đầu “sự nghiệp” truyền thông đa phương tiện ở quê nhà.

“Càng ngày em càng thấy quyết định của mình là rất chính xác. Với ADIM, em được thăng hoa trong thế giới của sự sáng tạo. Hơn nữa, cơ hội việc làm cũng mở ra rất nhiều cho em. Hiện nay, em đang học thêm để có thể đầu tư phát triển hơn nữa King Studio, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa”.

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

Cũng với mong muốn “định nghĩa” lại chính mình, từ một sinh viên Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Thị Hương Giang (SN 1997, ở xã Thạch Liên, Thạch Hà) đã thi lại để vào được ngành Sư phạm Ngữ văn - Trường Đại học Vinh. Để rồi chỉ một năm sau đó, Hương Giang xuất sắc giành học bổng diện Hiệp định của Bộ GD&ĐT, trở thành sinh viên ngành Ngữ văn - Viện Ngôn ngữ Nga Puskin (Pushkin State Russian Language Institute). Hương Giang chia sẻ: “Niềm đam mê văn học như suối nguồn trong tâm hồn em. Em vốn dĩ có vấn đề về phát âm nhưng chính những tác phẩm văn học đã thắp sáng trong em niềm lạc quan, hy vọng. Văn học là nơi em nương náu cũng là nơi em được thể hiện mình mạnh mẽ nhất”.

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

Hương Giang (thứ 2 từ trái sang) trong buổi ra mắt tập thơ “Bài thánh ca cho anh”.

Đúng như Hương Giang chia sẻ, văn học chính là nơi để em thăng hoa. Bởi thế, trong chính những ngày ở lại Việt Nam tránh dịch Covid-19, nhân dịp năm mới 2021, Giang đã ra mắt tập thơ “Bài thánh ca cho anh” của NXB Hội Nhà văn. Hương Giang không có ý định trở thành nhà thơ, Giang làm thơ chỉ để cất lên tiếng nói của tâm tư! Tuy nhiên, 69 bài thơ ra mắt bạn đọc lần này đã “níu” mọi người ở lại cùng thế giới ngôn ngữ, tư duy thẩm mỹ của cô gái trẻ. Lắng nghe những nhận định về thơ Hương Giang của giới chuyên môn, tôi hiểu cô sinh viên trẻ đã tìm được cho mình những “định nghĩa” đầu tiên về tâm hồn, trí tuệ, nhân cách của mình. Điều đó cho thấy, sự lựa chọn của Hương Giang là hoàn toàn chính xác!

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

Thuộc thế hệ gen Z (sinh từ giữa đến cuối thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010), sinh viên Đại học Hà Tĩnh ngày nay cũng không chỉ bó buộc mình trong giảng đường. Cùng với việc học, họ còn khẳng định bản thân mình ở nhiều lĩnh vực. Là sinh viên năm cuối Khoa Sư phạm - Đại học Hà Tĩnh, Lê Thị Ngọc Lành không chỉ nổi tiếng là một sinh viên có thành tích học tập tốt mà còn được biết đến trong vai trò của một người năng nổ trong các hoạt động xã hộ

Tham gia công tác Hội Sinh viên của trường, Ngọc Lành có 4 năm giữ chức phó (2 năm đầu) và chủ nhiệm (2 năm sau) CLB Tình nguyện quốc tế. Ngọc Lành liên tục nhận được giấy khen, bằng khen của khoa, trường, Trung ương Đoàn vì các thành tích trong học tập và hoạt động hội.

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

“Nếu chỉ chăm chăm vào việc học thì quãng đời sinh viên sẽ thật nhàm chán. Việc em tình nguyện tham gia công tác Hội Sinh viên, các hoạt động bên ngoài giảng đường cũng là cách để em có cơ hội thực hiện những khát vọng, lý tưởng của mình. Em muốn được đánh dấu tuổi trẻ bằng những việc làm ý nghĩa. Có thể, những cống hiến của em chưa nhiều và chưa lớn nhưng trong phạm vi nào đó, em hạnh phúc vì đã tạo nên những giá trị cho những người sống quanh em”.

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

Được ví như con ong cần mẫn đi “hút mật” ở bên ngoài giảng đường, Võ Thị Quỳnh Nghĩa - sinh viên năm thứ 4 Khoa Sư phạm - Đại học Hà Tĩnh lại tìm thấy giá trị bản thân mình ở “tài lẻ” - múa. Trong chương trình đạo tào ngành học mầm non có bộ môn múa và ngay sau những buổi học đầu tiên, Quỳnh Nghĩa đã tìm thấy năng khiếu tiềm ẩn của mình. Năm 2019, Quỳnh Nghĩa đăng ký học huấn luyện viên của Trung tâm Lamita Hà Tĩnh. Kết quả học tập xuất sắc đã khiến em trở thành giáo viên 2 lớp nhảy zumba sau 1 năm luyện tập

“Học sư phạm dù không phải đóng học phí nhưng em vẫn phải xin tiền chu cấp sinh hoạt của bố mẹ. Bây giờ em đã tự trang trải cuộc sống của mình rồi. Hơn thế nữa, từ người thụ động, em đã trở nên năng động, tự tin hơn. Nhiều lúc em nghĩ, sân chơi zumba chính là vườn hoa cho em “hút mật” để làm ngọt ngào hơn cuộc sống của mình. Rất có thể, đây cũng là bước đệm để em có những thay đổi trong tương lai” - Quỳnh Nghĩa chia sẻ.

Hà Tĩnh, những sinh viên tự “định nghĩa” chính mình

Những chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về giáo dục trong thời gian qua đã và đang mở ra nhiều cơ hội để người trẻ, nhất là sinh viên thế hệ gen Z được khẳng định bản thân. Sinh viên Hà Tĩnh ngày nay cũng đã và đang khai thác tối đa những lợi thế của thế hệ mình để tìm tòi, khẳng định mình; để tạo nên những giá trị riêng biệt, lớn hơn nữa là tạo sự ảnh hưởng tới cộng đồng, xã hội!

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống