(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các chủ đầu tư tập trung rút ngắn 1/2 thời gian thẩm định các dự án đầu tư công, quyết tâm giải ngân 100% nguồn vốn năm 2020.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh sẽ theo dõi việc thực hiện rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ của các đơn vị liên quan.
Thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh tại buổi làm việc ngày 1/9/2020 về tình hình, kết quả thực hiện đầu tư công trên địa bàn thời gian qua, để đạt kết quả cao nhất, quyết tâm giải ngân 100% nguồn vốn đầu tư công năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc (thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các chủ đầu tư tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm Chương trình hành động số 296/CTr-UBND ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh và các nội dung chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2020.
Đồng thời theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các đơn vị, bộ phận thực hiện rút ngắn 1/2 thời gian theo quy định khi thẩm định các nội dung liên quan đến các dự án đầu tư công (thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch đấu thầu...) trong khoảng thời gian từ nay đến hết năm 2020.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, Hà Tĩnh quyết tâm giải ngân 100% nguồn vốn đầu tư công năm 2020.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Sở KH&ĐT xem xét, quyết định việc tiếp nhận đối với các hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu nộp sau ngày 30/9/2020 đảm bảo sau khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu phải đủ điều kiện để giải ngân hết vốn trong năm 2020.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh chỉ đạo bộ phận “một cửa” của các đơn vị thực hiện hẹn trả kết quả đối với các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư công năm 2020 theo thời gian nêu trên; theo dõi việc thực hiện rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ của các đơn vị và tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh vào ngày 25 hằng tháng.
Bộ Nội vụ cho biết cơ quan này đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000 đơn vị.
Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
229 cán bộ, công chức Chi cục Thuế khu vực XI (công tác ở 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) vừa được phê duyệt nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tinh giản theo quy định của pháp luật.
Bộ Nội vụ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp Trung ương, cấp tỉnh,
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về sát hạch nhằm thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy trong công việc.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, quan trọng, hiện nay cả hệ thống chính trị đang gấp rút tập trung triển khai.
Bộ Nội vụ đề xuất các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập tỉnh, xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn.
Tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính nêu đề xuất giữ nguyên Hà Tĩnh và 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay.
Ông Hùng làm việc theo chế độ hợp đồng được áp dụng như công chức tại cơ quan thuộc diện sáp nhập. Ông không biết mình đăng ký nghỉ việc thì có được hưởng chính sách theo Nghị định 178 hay không?
Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi quy định về tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện.
Đặt tên địa phương sau sáp nhập là việc hệ trọng, được Nhân dân ủng hộ, góp phần tạo di sản văn hóa bền vững cho thế hệ sau và kỷ nguyên phát triển của dân tộc.
300 đại biểu thanh niên đại diện cho hàng triệu thanh niên Việt Nam dự buổi đối thoại và đặt nhiều câu hỏi "nóng" cho Thủ tướng về chủ đề phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh thành tạm dừng trình đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016, 2022 và 2023.
Lãnh đạo Hà Tĩnh mong Ban Quản lý KKT tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, ưu tiên các dự án lớn, chiến lược, có tính lan tỏa và ảnh hưởng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến.
Theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một tỉnh cần đạt ba tiêu chuẩn: diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Theo các điều kiện này, Hà Tĩnh hoàn toàn đảm bảo các tiêu chuẩn.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy; các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong nền kinh tế, tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực.
Công chức cấp xã đã hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại nghị định 29/2023 trước ngày 1/1 thì không được hưởng chính sách, chế độ ở Nghị định 67.
Sáp nhập đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung cần “Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri”.
Dự kiến ngày 30/6 cả nước hoàn thành toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và đến 1/9 sẽ vận hành các tỉnh, thành phố mới với số lượng giảm khoảng một nửa so với cơ cấu hiện hành.