Trước đó, đoàn đã khảo sát tại Công ty LG Innotek (thuộc tập đoàn LG Hàn Quốc) chuyên sản xuất các linh kiện điện tử, với 2.500 lao động, lương bình quân 10 triệu đồng/tháng; là công ty luôn đi đầu trong công nghệ; nhà máy đạt 95% tự động hóa với doanh thu trên 1 tỷ USD.
Tại buổi làm việc, đoàn đã tìm hiểu về đặc điểm, phạm vi, quy mô, bộ máy quản lý, việc phân cấp ủy quyền, cơ chế hoạt động của ban quản lý; trao đổi kinh nghiệm về các chính sách hỗ trợ phát triển; tình hình thu hút đầu tư; đóng góp ngân sách; tạo việc làm cho lao động trong tỉnh; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
Trong khu kinh tế (KKT) Đình Vũ - Cát Hải hiện có 9 dự án khu công nghiệp, khu chức năng được cấp giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT) với quy mô 5.788,79 ha và có 4 khu công nghiệp ngoài KKT Đình Vũ - Cát Hải quy mô 767,777 ha được cấp giấy CNĐT. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt còn 8 khu công nghiệp ngoài KKT Đình Vũ - Cát Hải chưa cấp giấy CNĐT với diện tích 3.356 ha.
Thành phố Hải Phòng đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển KCN, KKT như: Tập trung nguồn lực đầu tư các hạ tầng ngoài hàng rào; công tác quy hoạch; công tác GPMB; thu hút đầu tư tiếp xúc doanh nghiệp; cải cách hành chính nhà nước; đào tạo nguồn nhân lực.
Qua đó, trong 5 năm (2014-2018) Hải Phòng đã thu hút được 352 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 14,19 tỷ USD; đầu tư trong nước (DI) thu hút được 155 dự án với tổng vốn đăng ký 142.578 tỷ đồng. Các dự án trong KCN, KKT đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, chiếm 60% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 70% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, góp phần tăng thu ngân sách, mở rộng thị trường, tăng lượng hàng hóa qua cảng, nâng sức cạnh tranh, khả năng hội nhập của nền kinh tế thành phố, giải quyết việc làm cho người lao động… Giai đoạn 2016-2018, doanh thu 21 tỷ USD và 22.880 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 17,8 tỷ USD, nộp ngân sách đạt 400 triệu USD và 2.220 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 130.000 lao động.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y mong muốn Hải Phòng chia sẻ những kinh nghiệm trong phát triển khu kinh tế, công nghiệp
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng chia sẻ thêm về các lợi thế, cũng như khó khăn của các KKT Hà Tĩnh và mong muốn lãnh đạo thành phố cho biết thêm, ngoài xã hội hóa thì việc đầu tư của Nhà nước vào KKT; kinh nghiệm GPMB trong điều kiện hiện nay; cơ chế làm việc của Thường trực, Thường vụ với các KKT…
Phát biểu tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn công tác đề nghị lãnh đạo thành phố Hải Phòng cho biết thêm về công tác xã hội hóa; kinh nghiệm giải phóng mặt bằng trong giai đoạn hiện nay, các chính sách của thành phố để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng; cơ chế của Thường trực, Thường vụ Thành ủy với các KKT; cách làm mới so với quy định của Chính phủ;
Phương thức kiện toàn ban quản lý hiệu quả; các hình thức kêu gọi đầu tư; công tác xử lý chất thải; việc phân cấp, phân quyền cho ban quản lý KKT và quy chế phối hợp với các địa phương, đơn vị trong giải quyết các thủ tục hành chính; việc quản lý lao động trong KKT…
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Thành chia sẻ thêm những kinh nghiệm, khó khăn vướng mắc trong việc phát triển KKT, KCN
Trưởng Ban QL KKT thành phố Hải Phòng Phạm Văn Mợi chia sẻ về tình hình phát triển các KKT, KCN của thành phố
Thay mặt đoàn công tác, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cảm ơn những chia sẻ chân thành của lãnh đạo thành phố Hải Phòng; cho rằng những kinh nghiệm của thành phố trong quá trình quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của khu kinh tế là bài học quý để Hà Tĩnh học tập. Đồng thời, mong muốn thành phố Hải Phòng tiếp tục phát triển và chia sẻ kinh nghiệm với Hà Tĩnh trong thời gian tới. |