Núi Hồng - Sông La

Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng
Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng
Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng

Toàn cảnh Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (ảnh trên). Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh) hằng năm được tổ chức trang trọng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa (ảnh trái). Lễ rước linh vị, các vật phẩm cúng tế Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng tại lễ giỗ năm 2021 (ảnh phải).

Thuở bình minh lịch sử, Thủy tổ người Việt là Kinh Dương Vương đóng đô trên dãy Ngàn Hống, sau đó dời ra Phong Châu (Phú Thọ). Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, bao gồm chùa Đại Hùng, đền thờ Thủy tổ Kinh Dương Vương và các vua Hùng có niên đại khoảng 700 năm. Gắn liền với di tích này là Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương mới được khôi phục trong những năm gần đây. Hằng năm, cứ đến dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), bà con trong vùng và các vùng phụ cận cũng đến dâng hương tưởng niệm các vua Hùng. Đây được coi là địa chỉ tâm linh độc đáo với sự kết hợp giữa tín ngưỡng thờ cúng đạo Phật và thờ cúng các vua Hùng.

Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng
Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng

Khu mộ người Việt cổ được xây dựng tại Di chỉ Thạch Lạc

Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng

Được khai quật lần đầu tiên vào năm 1963, di chỉ khảo cổ Thạch Lạc (Thạch Hà) phát lộ nhiều hiện vật liên quan đến cuộc sống của người Việt cổ. Ảnh: Thiên Vỹ

Di tích văn hóa quốc gia Di chỉ Thạch Lạc (Thạch Hà) - nơi phát hiện bộ hài cốt người Việt cổ thuộc thời hậu kỳ đồ đá mới cách đây 5.000 năm. Nơi đây còn có 2 di tích đền Sắc và chùa Tăng Phúc. Theo sắc phong để lại, đền Sắc là ngôi đền thờ thần Tam Lang được dựng lên từ trước đời nhà Lê, còn lưu giữ 83 đạo sắc của các triều Lê - Nguyễn. Cạnh đền Sắc, chùa Tăng Phúc cũng đã được người xưa dựng lên để biểu lộ lòng sùng kính đức Phật.

Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng
Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng

Toàn cảnh Khu di tích Phối Phối - Bãi Cọi. Ảnh: Đậu Hà

Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng

Các hiện vật thuộc di chỉ Phôi Phối - Bãi Cọi được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (tháng 11/2020). Ảnh: Đức Cường

Di tích Khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi là Di tích cấp Quốc gia thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia từ năm 2011) và Bảo tàng Hà Tĩnh phát hiện và khai quật vào cuối năm 2008. Kết quả khai quật đã cho thấy tính chất văn hóa phong phú, đa dạng của di tích Bãi Cọi. Bãi Cọi là một điểm hẹn, là nơi gặp gỡ của các nền văn hóa lớn thời Sơ sử ở Việt Nam với các yếu tố văn hóa Sa Huỳnh, Đông Sơn…

Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng
Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng
Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng

Núi Hồng Lĩnh là một trong bốn họa tiết được vua Minh Mạng cho khắc vào Anh Đỉnh thuộc Cửu Đỉnh ở Cố đô Huế. Ảnh: Internet

Núi Hồng - Sông Lam tiêu biểu cho vùng đất Châu Hoan thuở trước và Nghệ - Tĩnh ngày nay. Đây là 2 danh thắng đẹp ẩn chứa nhiều huyền sử và không biết tự bao giờ đã luôn song hành cùng nhau, trở thành biểu tượng của các sáng tác văn học nghệ thuật. Đặc biệt, núi Hồng Lĩnh được khắc trên Anh đỉnh thuộc Cửu đỉnh đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Trên 99 đỉnh non Hồng còn có rất nhiều thắng cảnh, di tích gắn với nhiều truyền thuyết, huyền sử mà ngày nay đang được các địa phương khai thác phát triển du lịch.

Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng
Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng
Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng

Lũy đá cổ ở xã Kỳ Lạc. Ảnh: Thiên Vỹ

Lũy đá cổ ở xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh) là hệ thống thành lũy được xây dựng theo trục từ Tây sang Đông. Đoạn qua địa phận xã Kỳ Lạc dài khoảng 10km, bắt đầu từ chân dốc Đèo Bụt, kéo dài khoảng 1km men theo sườn núi lên đỉnh đèo thuộc núi Trầm Hương, nằm trong dãy Hoành Sơn. Đây là lũy đá cổ hiếm có, hiện chưa tìm thấy hệ thống thành lũy nào ở Việt Nam có kết cấu và quy mô độc đáo như lũy đá cổ ở xã Kỳ Lạc. Năm 2014, Bộ VHTT&DL xếp hạng Di tích Khảo cổ học Quốc gia đối với lũy đá cổ này.

Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng
Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng

Khu vực nhà Thượng điện Văn miếu Hà Tĩnh

Hà Tĩnh - vùng đất cổ hùng vĩ và thơ mộng

Lễ tuyên dương 60 giáo viên, học sinh, sinh viên Hà Tĩnh tiêu biểu được tổ chức tại Văn Miếu, tháng 11/2020 (ảnh trái). Nội dung thi cờ thẻ tại Lễ hội Văn Miếu tại Khu di tích Văn Miếu Hà Tĩnh năm 2022 (ảnh phải).

Văn Miếu Hà Tĩnh xây vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833)ở làng Hoàn, xã Đông Lỗ (nay là phường Thạch Linh - TP Hà Tĩnh) là nơi thờ phụng Khổng Tử - bậc hiền triết sáng lập nên đạo Nho và các học trò sĩ tử. Phía trong nhà tiền tế đặt tượng thờ đại thi hào Nguyễn Du, nhà giáo Chu Văn An, thám hoa Nguyễn Huy Oánh, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Tháng 12/2014, trên nền đất cũ tại phường Thạch Linh, di tích được phục dựng và mở rộng 1,67 ha. Từ năm 2022, Lễ hội Văn Miếu sẽ được tổ chức thường niên và trở thành sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân TP Hà Tĩnh.

Ảnh: pv-ctv

trình bày: huy tùng

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.