Hạm đội tốt nhất châu Á của Nhật Bản

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sở hữu 114 tàu chiến, chúng là những cỗ máy chiến tranh trên biển cực kỳ tinh vi và phù hợp với giáo lý lấy phòng thủ làm đầu của Tokyo.

Theo Tạp chí National Interest lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) có tổng cộng 114 tàu chiến, 45.800 binh lính. JMSDF sở hữu hạm đội các tàu khu trục mạnh mẽ, tàu ngầm điện diesel tinh vi, tàu đổ bộ cỡ lớn có khả năng chở theo xe tăng và lực lượng mặt đất. Hạm đội của JMSDF có thể tiêu diệt tàu ngầm, chống lại hạm đội xâm lược của đối phương, bắn hạ tên lửa đạn đạo.

Về mặt kỹ thuật, lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản là “lực lượng phòng vệ” nhưng được tổ chức với năng lực vượt quá giới hạn đề ra trong Hiến pháp về xây dựng lực lượng vũ trang. Chúng là những tàu chiến tốt nhất châu Á.

Tàu chiến nhiều hơn Anh, Pháp

Nòng cốt của JMSDF là hạm đội gồm 46 tàu khu trục và tàu hộ tống, nhiều hơn cả số tàu chiến của hải quân Hoàng gia Anh và Pháp cộng lại. Hạm đội JMSDF được tổ chức thành các nhóm tàu hộ tống có thể bảo vệ đất nước trước cuộc xâm lược của đối phương, tái chiếm lãnh thổ bị chiếm đóng và đảm bảo sự lưu thông của các tuyến đường biển quan trọng.

ham doi tot nhat chau a cua nhat ban

Tàu khu trục lớp Kongo, chiến hạm mạnh nhất của JMSDF. Ảnh: New Zealand Defence Force

Chiến hạm mạnh nhất của JMSDF là 4 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Kongo. Đây là lớp tàu chiến được chế tạo theo tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Trung tâm sức mạnh của tàu là hệ thống chiến đấu Aegis được thiết kế để đối phó với một loạt các mối đe dọa khác nhau.

Ngoài ra, tàu còn được tích hợp tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo với các tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3, SM-2. Chiến hạm lớp Kongo được trang bị đầy đủ vũ khí từ chống ngầm, chống hạm, phòng không.

Tàu chiến đáng gờm khác của JMSDF là tàu sân bay trực thăng lớp Izumo. Tàu có lượng choán nước toàn tải 27.000 tấn. Izumo có thiết kế như một tàu sân bay truyền thống, tuy không thể triển khai hoạt động máy bay cánh cố định nhưng tàu có thể mang theo 14 trực thăng. Các trực thăng có thể làm nhiệm vụ chống ngầm, vận tải, hỗ trợ tấn công.

Tàu sân bay trực thăng Izumo có tính linh hoạt rất cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tàu thứ 2 mang tên Kaga đang được đóng mới.

ham doi tot nhat chau a cua nhat ban

Tàu chiến của JMSDF dàn trận trên biển. Ảnh: JMSDF

Hạm đội tàu ngầm của JMSDF rất mạnh với 22 tàu ngầm phi hạt nhân nhằm đối trọng với hạm đội tàu ngầm đang phát triển mạnh của Trung Quốc. Nòng cốt của lực lượng tác chiến dưới mặt nước là 2 lớp tàu ngầm Oyashio và Soryu.

Tàu ngầm lớp Soryu có lượng choán nước khi lặn 4.200 tấn, lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II. Nhà phân tích quốc phòng Kyle Mizokami ở San Francisco, Mỹ nhận xét tàu ngầm lớp Soryu là sự kết hợp hoàn hảo giữa cảm biến tinh vi, tính năng tàng hình cùng hệ thống vũ khí mạnh mẽ. Soryu là cỗ máy “săn lùng – tiêu diệt” hiệu quả cao.

Một loại tàu chiến mạnh khác của JMSDF là tàu đổ bộ lớp Osumi. Tàu có thiết kế như một tàu sân bay nhỏ với mặt boong dài 130 m, tương tự như Izumo nhưng không có thang máy để vận chuyển máy bay.

Tàu được thiết kế để vận chuyển xe tăng giữa các đảo chính của Nhật Bản nhằm chống lại sự xâm lược của đối phương. Osumi có thể chở theo 1.400 tấn hàng hóa, 14 xe tăng Type-10 hoặc Type-90 cùng 1.000 binh sĩ. Ngoài ra, tàu còn mang theo tàu đổ bộ khí đệm để triển khai binh lính và phương tiện vào bờ.

Khả năng phản ứng nhanh

Một trong những lý do khiến lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản được đánh giá cao là khả năng phản ứng với tình huống. Trong trận động đất năm 2011, Phó đô đốc Hiromi Takashima, tư lệnh Vùng Hải quân Yokosuka ngay lập tức được ủy quyền chỉ huy tạm thời toàn bộ hạm JMSDF.

Ông lập tức ra lệnh cho các tàu nhanh chóng tới khu vực động đất để hỗ trợ. Tàu đầu tiên rời cảng chỉ 45 phút sau động đất. Một đội tàu gồm 17 chiếc rời cảng với hàng cứu trợ trong vòng 18 giờ sau đó. Điều đó cho thấy sự chuyên nghiệp của JMSDF trong việc phản ứng với các tình huống đột xuất.

Theo Zing

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.