Đường hầm Gotthard được hình thành đầu tiên trong bản phác thảo năm 1947, nhưng mới được xây dựng cách đây 17 năm. Công trình bao gồm hai đường hầm đơn, mỗi hầm có một tuyến đường ray, kết nối với Erstfeld (Uri) và Bodio (Ticino).
Người ta phải dỡ bỏ khoảng 28.2 triệu tấn đá núi để dựng hầm. Tổng số tiền đầu tư lên tới 12.2 tỷ franc Thụy Sĩ. Đây cũng là dự án đầu tư lớn nhất Thụy Sỹ. Do địa hình gồ ghề của dãy núi Alps, đường hầm sẽ đóng vai trò quan trọng kết nối các thành phố lớn như Milan và Zurich. Như vật, khi du khách di chuyển tới hai thành phố này chỉ mất khoảng 2 giờ 40 phút, nhanh hơn 1 tiếng so với lịch trình trước kia.
Theo các hãng truyền thông nước ngoài, đường hầm Gotthard dự kiến sẽ trở thành mắt xích quan trọng kết nổi Rotterdam và Antwerp, hạn chế ô nhiễm không khí, đồng thời tác động tăng trưởng nền kinh tế khu vực châu Âu.
Dự kiến, vào ngày khánh thành 1/6 tới đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Ý, Matteo Renzi, cùng với các quan chức Thụy Sĩ, sẽ tới tham dự sự kiện.
Với chiều dài hơn 57 km, đường hầm Gotthard được sách kỷ lục Guiness công nhân là đường hầm dài nhất thế giới, vượt kỷ lục của đường hầm Seikan (Nhật Bản) và Channel Tunnel – nơi kết nối Anh và Pháp.
Một số thông tin khác về đường hầm dài nhất thế giới:
Chiều dài: 57 km
Tổng chiều dài tất cả các đường hầm: 152 km
Điểm cao nhất của đường hầm: 550m, trên mực nước biển
Thời gian xây dựng (không bao gồm công tác thăm dò): 17 năm
Nguyên liệu khai quật và di rời: 28.2 triệu tấn đá.
Tổng chi phí công trình: 12.2 tỷ franc Thụy Sĩ
Công suất đường hầm: 260 tàu chở hàng và 65 tàu chở khách mỗi ngày.
Tốc độ lịch trình: Tàu chở hàng vận tốc 100km/h; tàu chở khách 200 km/h.
Tốc độ tối đa: Tàu chở hàng vận tốc 160 km/h; tàu chở khách 250 km/h,
Giảm thời gian hành trình từ Zurich đến Lugano sau khi hoàn thành (kể từ năm 2020): khoảng 45 phút.
Ngày khai trương chính thức: 11/12/2016.