Hành trình tìm mộ Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng qua lời kể gia đình

(Baohatinh.vn) - Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, những câu chuyện kể về người đoàn viên đầu tiên Lý Tự Trọng (quê ở Việt Tiến, Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại được nhắc nhớ nhiều hơn.

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, là anh cả trong gia đình có 8 anh em gồm: Lê Hữu Trọng, Lê Hữu Đại, Lê Thị Ái, Lê Thị Quý, Lê Hữu Tăng, Lê Hữu Năng, Lê Thị Sáu, Lê Thị Bảy. Anh Trọng sinh ngày 20/10/1914 ở Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan); quê ở xã Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), Thạch Hà, Hà Tĩnh. Thân phụ là Lê Hữu Đạt và mẹ là Nguyễn Thị Sờm đều là những Việt kiều yêu nước và sớm giác ngộ cách mạng.

Anh hùng Lý Tự Trọng (bên phải là ảnh phục chế). Ảnh Internet.
Anh hùng Lý Tự Trọng (bên phải là ảnh phục chế). Ảnh Internet.

Năm 1925, Lê Hữu Trọng là 1 trong 8 thiếu nhi Việt kiều được chọn sang Quảng Châu (Trung Quốc) học tập nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên Cộng sản Đoàn. Sau khi đến Quảng Châu, Lê Hữu Trọng được Nguyễn Ái Quốc đổi tên là Lý Tự Trọng - cùng họ Lý với bí danh của Bác Hồ hồi đó là Lý Thụy.

Giữa năm 1929, Lý Tự Trọng được cử về Việt Nam, nhận nhiệm vụ liên lạc, vận động thanh niên để thành lập Đoàn thanh niên cộng sản tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 2/1931, tại cuộc mít tinh kỷ niệm một năm Khởi nghĩa Yên Bái, khi thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường gần sân bóng của Tổng cuộc thể thao An Nam (sân C.I.A), (nay là ngã tư Điện Biên Phủ và Trương Định, TP. Hồ Chí Minh). Anh lập tức bị địch bắt, giam cầm và tra tấn dã man. Thực dân Pháp đã không dám xử công khai Lý Tự Trọng. Lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931, chúng đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết anh trong im lặng.

bqbht_br_dsc-5369-copy.jpg
Anh dũng hy sinh ở tuổi 17, Lý Tự Trọng để lại với câu nói nổi tiếng “…Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.

Anh dũng hy sinh ở tuổi 17, Lý Tự Trọng để lại với câu nói nổi tiếng “… Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”, trở thành lý tưởng sống và kim chỉ nam hành động cho các thế hệ thanh niên Việt Nam trong mọi thời kỳ.

Anh Lý Tự Trọng hy sinh nhưng gia đình không tìm được nơi giặc Pháp chôn thi thể anh. Suốt hàng chục năm, gia đình, người thân anh Lý Tự Trọng luôn đau đáu về việc tìm kiếm phần mộ của anh. Mãi đến hơn nửa thế kỷ sau, khoảng chừng năm 1985 - 1986, ông Lê Hữu Tăng - em trai ruột của anh Lý Tự Trọng mới có được những manh mối đầu tiên về nơi anh Trọng mất. Lúc này, ông Tăng cùng con lặn lội vào TP Hồ Chí Minh đi tìm. Thế nhưng, việc tìm kiếm rơi vào vô vọng, bởi nhân chứng biết anh Trọng chôn ở đâu đã qua đời.

bqbht_br_dsc-5361-copy.jpg
Ông Lê Hữu Công (con trai ông Năng) - cháu ruột Lý Tự Trọng xúc động kể về hành trình tìm mộ bác.

Sau khi ông Lê Hữu Tăng qua đời, ông Lê Hữu Tiến (con trai ông Tăng) và Lê Hữu Công (con trai ông Năng) - người cháu, gọi anh Trọng là bác ruột tiếp tục quyết tâm tìm kiếm với rất nhiều lần vào Nam tìm kiếm manh mối.

Ông Công nhớ lại: “Lần theo các thông tin lịch sử, chúng tôi đến các địa điểm xưa nhưng không có kết quả. Hàng chục năm trôi qua, những dấu tích xưa đã không còn, những con đường, góc phố đều đã thay đổi và được xây mới lên rất nhiều, chúng tôi không thể định vị được nơi bác đã nằm xuống. Giữa những mò mẫm trong vô định, lúc này, chúng tôi cũng tìm đến các nhà ngoại cảm. Ở nơi đâu có giới thiệu nhà ngoại cảm, chúng tôi đều đến. Dù chỉ có một tia hy vọng cũng mong muốn tìm được bác. Đó là niềm an ủi, động viên duy nhất của gia đình. Sau rất nhiều nỗ lực, cuối năm 2010, từ thông tin do một nhà ngoại cảm ở phía Bắc cung cấp, đối chiếu với tư liệu lịch sử, gia đình bắt đầu có niềm tin về việc tìm kiếm mộ bác”.

bqbht_br_443a5324-3793-4bb1-81eb-1171d37a0bf5.jpg
Những hiện vật được được phát hiện trong quá trình cất bốc hài cốt anh Lý Tự Trọng tại Công viên Lê Thị Riêng.

Tháng 4/2011, đại gia đình anh Lý Tự Trọng với hơn 20 người từ Hà Tĩnh vào TP Hồ Chí Minh để bắt đầu cuộc tìm kiếm theo sự hướng dẫn từ xa của nhà ngoại cảm qua điện thoại. Điểm thăm dò được nhà ngoại cảm hướng dẫn là một vị trí nằm trong Công viên Lê Thị Riêng (TP Hồ Chí Minh), cách nơi tìm thấy mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú tầm khoảng 35m.

Ông Công kể: “Biết được nguyện vọng của gia đình, tỉnh Hà Tĩnh đã cùng vào cuộc. Sau khi xin đầy đủ các thủ tục pháp lý, chúng tôi bắt đầu khai quật ở Công viên Lê Thị Riêng từ ngày 26/4/2011. Hơn 2 ngày, con cháu đào qua hai lớp đường bê tông, sâu khoảng 3,5m nhưng vẫn không tìm thấy dấu hiệu nào có hài cốt của bác. Được sự hướng dẫn của nhà ngoại cảm, chúng tôi tiếp tục đào theo vị trí hướng dẫn và đến chiều 28/4/2011, chúng tôi đã tìm thấy những dấu tích đầu tiên. Đó là một miếng ván nhỏ, hình hơi giống bản đồ Việt Nam; 1 biển inox ghi số 3; 1 còng tay; 1 còng chân và một số rất ít hài cốt”.

bqbht_br_dsc-5377-copy.jpg
Xung quanh phần mộ của anh Lý Tự Trọng trồng 17 cây hoa mẫu đơn, tượng trưng cho số tuổi của anh.

Ngay trong chiều 28/4/2011, sau khi đã xác minh rõ và khẳng định đó là hài cốt của anh Lý Tự Trọng, lễ tẩm liệm được thực hiện và quan tài được chuyển đến Nhà tang lễ TP Hồ Chí Minh để làm lễ viếng, truy điệu, trước khi khi đưa hài cốt Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng về quê an táng theo nguyện vọng gia đình tại Thạch Hà (Hà Tĩnh).

“Ngày đón bác về với đất mẹ, lãnh đạo tỉnh và đông đảo người dân, học sinh đón chờ đầy ấm áp, nghĩa tình. Sau 80 năm tròn, cuối cùng gia đình tôi cũng hoàn thành được tâm nguyện đưa bác trở về. Nỗi xúc động, niềm tự hào trào dâng!” - ông Công xúc động.

bqbht_br_dsc-6098-copy.jpg
Khu tưởng niệm, nhà thờ Lý Tự Trọng trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống và giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho tuổi trẻ Việt Nam.

Sau khi đón hài cốt anh Lý Tự Trọng về quê, ngay trong năm 2011, thể theo nguyện vọng tha thiết của cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân Hà Tĩnh và đoàn viên thanh niên cả nước, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại xã Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là công trình ý nghĩa, tri ân người thanh niên cộng sản trẻ tuổi và góp phần giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi cả nước.

Ngày 20/10/2011, nhân kỷ niệm 97 năm Ngày sinh Anh hùng Lý Tự Trọng, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã tổ chức lễ khởi công xây dựng khu tưởng niệm. Đến ngày 20/10/2014, công trình được hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của anh. Công trình có tổng diện tích gần 5 ha, gồm các hạng mục chính như: phần mộ, nhà thờ, tả vu, hữu vu, nhà văn hóa (bao gồm hội trường và phòng trưng bày), nhà điều hành, quảng trường, cảnh quan ngoài trời… Xung quanh phần mộ trồng 17 cây hoa mẫu đơn, tượng trưng cho số tuổi của anh.

Cuộc đời anh Lý Tự Trọng tuy ngắn nhưng tinh thần cách mạng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên trở thành tấm gương chói lọi cho các thế hệ thanh niên tiếp bước noi theo. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống và giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho tuổi trẻ Việt Nam.

Đặc biệt, trong những ngày tháng 3 kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn, nơi đây đón hàng nghìn lượt du khách đến dâng hương, báo công và bày tỏ tấm lòng tri ân cùng quyết tâm nguyện tiếp bước theo con đường cách mạng của anh Lý Tự Trọng, xây dựng đất nước, quê hương hùng cường.

Chủ đề Tuổi trẻ Hà Tĩnh

Đọc thêm

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tri ân các cố Tổng Bí thư, anh hùng liệt sỹ, gia đình chính sách

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tri ân các cố Tổng Bí thư, anh hùng liệt sỹ, gia đình chính sách

Đồng chí Lê Minh Hưng – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú, cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, các anh hùng liệt sỹ; thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách, người có công.
Xác định chỉ tiêu khả thi, mục tiêu trọng tâm, trọng điểm

Xác định chỉ tiêu khả thi, mục tiêu trọng tâm, trọng điểm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng nhấn mạnh, các xã Đông Kinh, Toàn Lưu, Thạch Hà, Việt Xuyên cần hoàn thiện nội dung dự thảo báo cáo chính trị theo hướng gọn, rõ, xác định các chỉ tiêu khả thi, các mục tiêu có trọng tâm, trọng điểm.
Sắc xanh tri ân giữa tháng Bảy nghĩa tình

Sắc xanh tri ân giữa tháng Bảy nghĩa tình

Với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã và đang lan tỏa nghĩa tình đến các gia đình liệt sỹ, thương binh, người có công thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa trong dịp tháng Bảy tri ân.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy duyệt đại hội đảng bộ các xã

Ban Thường vụ Tỉnh ủy duyệt đại hội đảng bộ các xã

Theo góp ý của đại biểu, các xã Kỳ Anh, Kỳ Văn, Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Cẩm Trung và Cẩm Lạc (Hà Tĩnh) cần điều chỉnh nội dung dự thảo báo cáo chính trị một cách phù hợp; bố cục, dung lượng các phần mục phải đảm bảo hài hòa, hợp lý.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy duyệt đại hội đảng bộ các địa phương

Ban Thường vụ Tỉnh ủy duyệt đại hội đảng bộ các địa phương

Các đồng chí BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh đề nghị BTV đảng ủy các phường: Trần Phú, Hà Huy Tập, Bắc Hồng Lĩnh, Nam Hồng Lĩnh và xã: Cẩm Bình, Kỳ Khang, Thạch Lạc, Can Lộc, Xuân Lộc, Gia Hanh nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn thiện dự thảo báo cáo chính trị, nghị quyết đại hội...
Chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số ở Hà Tĩnh

Chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số ở Hà Tĩnh

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ quá trình chuyển đổi số của Hà Tĩnh ngày càng đồng bộ; chính quyền số, kinh tế số, xã hội số có những chuyển biến rõ nét.
"Phên dậu" vững chắc bảo vệ cửa ngõ kinh tế Hà Tĩnh, Nghệ An

"Phên dậu" vững chắc bảo vệ cửa ngõ kinh tế Hà Tĩnh, Nghệ An

Nhiệm kỳ qua, lực lượng hải quan Hà Tĩnh - Nghệ An đã không ngừng xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh để từ đó làm tốt sứ mệnh “gác cửa” biên giới trên mặt trận kinh tế. Không chỉ bảo vệ an ninh kinh tế, Chi cục Hải quan khu vực XI còn giúp Hà Tĩnh, Nghệ An tăng thu ngân sách, phát triển KT-XH.