Hawa Mahal - “cung điện gió” gần 1.000 cửa sổ

Hoàn thành vào năm 1799, Hawa Mahal không chỉ có kiến trúc đẹp mắt mà còn là kỳ quan kỹ thuật với khả năng tự làm mát hiệu quả.

Hawa Mahal - “cung điện gió” gần 1.000 cửa sổ

Kiến trúc ấn tượng của “cung điện gió” Hawa Mahal. Ảnh: Wikimedia

Cung điện Hawa Mahal tọa lạc tại thành phố Jaipur, bang Rajasthan. Ngày nay, công trình này là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của Ấn Độ và cũng là điểm tham quan nổi tiếng, thu hút khoảng một triệu người ghé thăm mỗi năm. Hawa Mahal không chỉ có kiến trúc lộng lẫy mà còn mang đến những bài học về công trình bền vững, CNN hôm 26/5 đưa tin.

Với chiều cao 26,5 m và 953 cửa sổ có mái được trang trí công phu, Hawa Mahal là một “bữa tiệc” thị giác. Tuy nhiên, ít người nhận ra rằng những gì họ thấy từ con đường chính thực chất là mặt sau của tòa nhà.

Theo tiến sĩ Mahendra Khadgawat, giám đốc Cơ quan Khảo cổ và Bảo tàng Bang Rajasthan, vua Sawai Pratap Singh (1764 - 1803) là tín đồ của vị thần Hindu Krishna và đã yêu cầu kiến trúc sư Lal Chand Usta xây một công trình hình vương miện giống như vương miện của Krishna. Kết quả, Hawa Mahal ra đời.

“Mục đích chính của tòa nhà là cho phép phụ nữ trong hoàng gia thưởng thức khung cảnh đường phố và các đám diễu hành hàng ngày mà không bị ai nhìn thấy”, Khadgawat nói. Ông đề cập đến một tập tục ở Ấn Độ thời Trung cổ, theo đó phụ nữ, đặc biệt là thuộc tầng lớp thượng lưu, phải giấu mình khỏi ánh mắt của công chúng.

Theo kiến trúc sư Kavita Jain, một chuyên gia về bảo tồn và di sản, Hawa Mahal phục vụ nhiều mục đích khác. “Với người dân thành phố, mặt sau ở phía đông đối diện với lề đường là một hình ảnh thú vị. Với nhà vua, đây là một cấu trúc huyền thoại khiến các thế hệ nhớ đến ông. Với các quý cô hoàng gia, đây là một cách để kết nối với dân thường và các buổi lễ mà không cần xuất hiện trước công chúng”, cô nói.

“Nhưng với những con mắt tinh tường, đây là một kỳ quan kỹ thuật thông minh, trong đó các yếu tố hấp dẫn về mặt thẩm mỹ được sử dụng để tạo ra một vi khí hậu đủ dễ chịu cho các nữ hoàng tận hưởng chuyến dạo chơi”, Jain nói thêm.

Hawa Mahal - “cung điện gió” gần 1.000 cửa sổ

Khoảng một triệu người ghé thăm cung điện Hawa Mahal mỗi năm. Ảnh: Vishal Bhatnagar/NurPhoto/Getty

Ngày nay, Hawa Mahal trở thành một ví dụ điển hình về vai trò của khí hậu trong các thiết kế lịch sử của Ấn Độ, đồng thời cung cấp bằng chứng cho thấy kiến thức chuyên sâu về các định luật nhiệt động lực học.

Trong tiếng Hindi, Hawa nghĩa là “gió” và Mahal là “cung điện” - một tên gọi vô cùng chuẩn xác. “Hướng của tòa nhà nằm trên trục đông - tây, phù hợp với hướng gió tự nhiên trong vùng. Gió thổi vào cung điện từ phía tây (qua hàng loạt bãi đất trống). Nó hút hơi ẩm từ hồ nước trong sân nhờ nguyên lý dòng đối lưu, không khí nóng bốc lên - không khí mát rơi xuống”, Shyam Thakkar, kiến trúc sư tại Jaipur, cho biết.

Gió mang hơi ẩm sau đó di chuyển về phía 953 cửa sổ và làm mát không khí nhờ hiệu ứng Venturi - không khí di chuyển qua một lối đi hẹp, làm tăng vận tốc gió và giảm áp suất. “Hệ thống lưới tinh vi của cửa sổ giúp chia nhỏ và phân phối luồng không khí đồng đều, đảm bảo không có điểm nóng nào. Ngoài ra, chúng cũng kiểm soát ánh sáng mặt trời trực tiếp. Dùng vôi (chuna) làm vật liệu lưới là bước hoàn thiện cuối cùng. Chuna có thể điều chỉnh nhiệt độ”, ông nói thêm.

Các tầng cũng được tách biệt theo mùa, theo Sanjay Sharma, hướng dẫn viên tại Hawa Mahal hơn 20 năm. “Số lượng và kích thước không gian mở thay đổi theo mỗi tầng. Một số tầng có cửa sổ được che bằng kính màu, số khác là cửa sổ mở. Tỷ lệ không gian mở còn lại trên mỗi tầng được điều chỉnh theo mùa sử dụng, cụ thể là trước mùa đông, mùa xuân, mùa hè và trong mùa đông, giúp Hawa Mahal trở thành tòa nhà thích ứng tốt với khí hậu”, anh nói.

Theo Thu Thảo/VNE (CNN)

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.