Phát hiện tượng Phật 1.900 năm ở Ai Cập cổ đại

Bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với vầng hào quang sau lưng có thể do người dân Ấn Độ sinh sống ở thành phố Berenike tạo ra ở thế kỷ 1.

Phát hiện tượng Phật 1.900 năm ở Ai Cập cổ đại

Bức tượng Phật cao khoảng 71 cm. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập

Bức tượng Phật 1.900 năm tuổi được phát hiện thành phố cảng Ai Cập cổ đại Berenike bên bờ Biển Đỏ, nhiều khả năng thuộc về một người di cư đến từ Nam Á, Live Science hôm 2/5 đưa tin.

Bức tượng Phật mô tả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống ở Nam Á cách đây 2.550 năm. Ngài vốn xuất thân là thái tử, nhưng sau đó đã từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để tu đạo.

Bức tượng mới tìm thấy có niên đại vào năm 90 - 140, theo Steven Sidebotham, giáo sư lịch sử ở Đại học Delaware, đồng giám đốc dự án Berenike. Mẫu vật cao 71 cm hình Đức Phật đang đứng và cầm vạt áo ở tay trái, đại diện của Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết. Sau lưng Đức Phật có một vầng hào quang.

Bức tượng ra đời vào thời đế quốc La Mã kiểm soát Ai Cập. Ai Cập và Ấn Độ có nhiều hoạt động thông thương trong thời kỳ đó. Tàu thuyền đến từ Ai Cập thường chở ngà voi, ớt, vải vóc cùng nhiều sản phẩm khác tới Ai Cập. Có thể bức tượng Phật được chế tác bởi người dân đến từ Nam Á sống ở Berenike.

Ngoài bức tượng, các nhà khảo cổ còn tìm thấy chữ khắc bằng tiếng Phạn ở Berenike. Dù chữ khắc bị phá hủy, nó được tạo ra trong thời kỳ thống trị của hoàng đế La Mã Marcus Julius Philippus, trị vì từ năm 244 đến 249. Sidebotham và cộng sự đang chuẩn bị để công bố phát hiện trên tạp chí.

Theo Richard Salomon, chữ khắc bằng tiếng Phạn chỉ ra có một cộng đồng thương nhân Ai Cập định cư ở Ai Cập cổ đại thay vì đi ngang qua để buôn bán. Các ghi chép lịch sử cũng cho thấy có người Ấn Độ sống ở Alexandria.

Theo An Khang/VNE (Live Science)

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.