HĐND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã quyết định thông qua phương án bố trí nguồn vốn ngân sách xây dựng cơ bản tập trung có mục tiêu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện.
Sáng 8/12, HĐND huyện Đức Thọ khóa XX, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 2 (kỳ họp chuyên đề) để bàn và quyết định một số nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tại kỳ họp, đại biểu HĐND huyện Đức Thọ đã nghe báo cáo Tờ trình của UBND huyện về phương án dự kiến bố trí nguồn vốn ngân sách xây dựng cơ bản tập trung bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện giai đoạn 2021 – 2025; Tờ trình và quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025...
Chủ tịch HĐND huyện Đức Thọ Trần Hoài Đức phát biểu khai mạc kỳ họp.
Các đại biểu tham dự kỳ họp đã góp ý, thảo luận và biểu quyết thông qua 2 nghị quyết đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự. Cụ thể, Nghị quyết thông qua phương án bố trí nguồn vốn ngân sách xây dựng cơ bản tập trung bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện giai đoạn 2021 – 2025 và Nghị quyết Quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách tỉnh xây dựng cơ bản tập trung bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện, giai đoạn 2021 -2025.
Các đại biểu tham gia kỳ họp biểu quyết thông qua các nghị quyết trình tại kỳ họp thứ 2 HĐND huyện khóa XX.
Theo đó, HĐND huyện Đức Thọ đã Quyết định phê duyệt và thông qua các tờ trình về chủ trương đầu tư 18 dự án đầu tư trung hạn vốn ngân sách xây dựng cơ bản tập trung bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện giai đoạn 2021-2025 với số tiền 90,5 tỷ đồng (trả nợ 7 dự án với số tiền 10,9 tỷ đồng, khởi công mới 11 dự án với số tiền 79,5 tỷ đồng); 11 dự án khởi công mới bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách cấp huyện giai đoạn 2021-2025, với số tiền 84,8 tỷ đồng.
Các xã, phường mới ở Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thiện công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả mô hình quản lý mới.
Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động. Hiện các địa phương đã hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Sau sắp xếp, sáp nhập, người dân được gì? Câu hỏi đó gửi gắm bao mong muốn, kỳ vọng của người dân Hà Tĩnh về một cơ cấu tổ chức mới gần gũi, trách nhiệm, hiệu quả và minh bạch hơn.
Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, các địa phương cần khẩn trương hoàn thành toàn bộ công tác bố trí, sắp xếp cán bộ cấp tỉnh, cấp xã; bố trí đầy đủ trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc…
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy ở Hà Tĩnh hiện nay cho thấy, đạo đức công vụ đang giúp chuyển hóa một chính quyền đúng chức năng thành một chính quyền hợp lòng dân.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương phải tập trung rà soát từng nhiệm vụ, phân công và gắn trách nhiệm cụ thể trong liên thông, đồng bộ hạ tầng thông tin cho việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Sau 1 buổi làm việc tập trung, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 29 HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, kết quả của Kỳ họp thứ 9 là minh chứng sinh động của ý Đảng hợp với lòng dân, đáp ứng yêu cầu cấp thiết có tính tất yếu khách quan.
Qua quá trình thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng, đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã biểu quyết, thông qua 11 nghị quyết quan trọng trên 3 lĩnh vực tài chính ngân sách, đầu tư ngoài ngân sách, nông nghiệp tài nguyên môi trường.
Mặc dù khối lượng công việc đồ sộ, song các đại biểu, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội đã nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt mọi nội dung công việc theo chương trình Kỳ họp thứ 9 đề ra.
Trong ngày họp cuối cùng, Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua 7 luật và 7 nghị quyết quan trọng. Sau đó, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc, được truyền hình và phát thanh trực tiếp.
Đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hương Khê, Đức Thọ (Hà Tĩnh) trong quá trình xây dựng NTM.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành Trung ương, chính quyền địa phương thống nhất hoàn thiện quan điểm về đất đai, hệ thống văn bản pháp luật liên quan, đảm bảo thống nhất, minh bạch và hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất.
Hà Tĩnh đã hoàn thành việc cập nhật 1.431 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để sẵn sàng cho việc đóng Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ ngày 1/7.
Hệ thống hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin của 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh sau sáp nhập đang được hoàn thiện, sẵn sàng cho vận hành đồng bộ chính quyền địa phương 2 cấp từ tháng 7/2025.
Với những hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 1/7 với người phạm 8 tội danh, trong đó có tội tham ô, nhận hối lộ, nếu chưa thi hành án, Chánh án TAND Tối cao sẽ xem xét chuyển thành tù chung thân.
Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm phát huy truyền thống yêu nước, khơi dậy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển quê hương núi Hồng sông La.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt, hoàn thiện các nhóm nhiệm vụ về hạ tầng thông tin và giải quyết thủ tục hành chính để vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Bộ Nội vụ vừa ban hành công văn hướng dẫn các bộ, ban, ngành, địa phương về việc xem xét, quyết định cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc, hưởng chế độ theo Nghị định 178.
Sáng 24/6, với 418/423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,45% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Điểm nổi bật của luật là tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam với điều kiện thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực chất lượng cao.
Những kết quả đạt được của huyện NTM nâng cao Đức Thọ (Hà Tĩnh) là tiền đề, động lực để các đơn vị hành chính cấp xã mới đưa chương trình ngày càng đi vào chiều sâu.
Khối lượng công việc nhiều, yêu cầu nhiệm vụ cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp xã, phường ở Hà Tĩnh sau sắp xếp, nhất là người đứng đầu phải quyết tâm cao, trách nhiệm lớn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự vào cuộc tích cực, chuẩn bị chu đáo, các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã sẵn sàng vận hành trung tâm phục vụ hành chính công theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.