Năm 2024, Liên minh HTX Hà Tĩnh tiếp tục bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực kinh tế tập thể.
Vụ đông 2024, Hà Tĩnh chủ động bố trí cơ cấu giống và thời vụ hợp lý để né tránh thiên tai, chú trọng ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng.
Nhờ chịu thương chịu khó, mỗi năm ông Phan Xuân Hành - cựu chiến binh ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có thu nhập trên 400 triệu đồng từ nghề nuôi hươu giống.
Sau quá trình học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn vay vốn đầu tư, anh Nguyễn Sỹ Quan Thắng (SN 1983, trú thôn Hồng Sơn, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã xây dựng trang trại chăn nuôi gà liên kết, thu lãi gần 400 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi trai lấy ngọc của ông Trần Nhật Duật (thôn Liên Công, xã Đồng Môn) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị TP Hà Tĩnh.
Trồng dưa lê dễ bán, cho hiệu quả cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác nên chính quyền xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đang khuyến khích bà con mở rộng diện tích.
Sau gần 2 năm triển khai mô hình, cơ sở nuôi trai lấy ngọc của ông Trần Nhật Duật (thôn Liên Công, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) đã khai thác lứa đầu tiên với trên 1.100 con cho chất lượng sản phẩm đẹp, giá trị kinh tế cao.
Dù phát hiện cây dó trầm bị sâu ăn lá “tấn công” nhưng do cây cao và diện tích rộng khiến người dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) gặp khó trong xử lý. Tới nay, nhiều diện tích trồng cây dó trầm đã bị sâu ăn trụi lá, trơ trọi cành.
Sáng 28/2, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Hà Tĩnh và đại diện tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế Quốc tế (PUM) của Hà Lan tại Việt Nam tổ chức hội nghị nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, đào tạo, phát triển kỹ năng... cho HTX, doanh nghiệp Hà Tĩnh.
Nhân chuyến làm việc tại Hà Tĩnh, sáng nay (13/2), đoàn công tác do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Canada Phạm Cao Phong dẫn đầu đã đến tham quan mô hình trồng chè công nghiệp tại xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh).
Trong giai đoạn lợn liên tiếp bị dịch bệnh, được sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), một số hộ dân trên địa bàn đã chuyển hướng cải tạo chuồng trại để nuôi lươn không bùn và bước đầu cho thấy triển vọng.
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình ông Lê Trọng Bình thôn Đông Châu, xã Thạch Ngọc (Thạch Hà – Hà Tĩnh) với 500 gốc nhưng năm nào cùng thu về gần nửa tỷ đồng...
Khu vườn như một trang trại tổng hợp với các mô hình: nuôi bò nhốt chuồng, nuôi ong lấy mật, nuôi vịt trời, trồng cây ăn quả… của gia đình anh Nguyễn Xuân Việt đang là một trong những vườn mẫu đưa lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã Hương Quang (Vũ Quang – Hà Tĩnh).
Phương Điền là xã đi đầu của huyện Hương Khê - Hà Tĩnh về liên kết trồng ngô sinh khối. Hiện địa phương rầm rộ thu hoạch 125 ha diện tích ngô vụ đông, ước cho thu nhập hàng tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tường Hà ở tổ dân phố 3 phường Thạch Quý - TP Hà Tĩnh vừa du nhập giống tôm càng xanh từ Đồng Tháp về nuôi thử nghiệm, bước đầu thành công, hứa hẹn cho giá trị kinh tế cao.
"Mắc màn" cho cam là cách làm đặc biệt được anh Nguyễn Trí Đức ở xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, (Hà Tĩnh) áp dụng hơn 2 năm qua. Đây đang là phương pháp bảo vệ cây trồng đem lại hiệu quả cao trong phòng tránh côn trùng, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương này.
Chi phí thấp, thân thiện môi trường, hiệu quả cao là một trong những tính năng ưu việt khi áp dụng công nghệ nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE trên địa bàn Hà Tĩnh.
Những năm gần đây, phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn, đồi trên địa bàn xã Ngọc Sơn (Thạch Hà – Hà Tĩnh) phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Khai thác tiềm năng, lợi thế mặt nước tại các triền sông, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang xây dựng các mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương, bước đầu có nhiều triển vọng.
Sau hơn 3 năm vun xới và chăm sóc, mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên cát của gia đình ông Võ Quang Tùng (xã Xuân Yên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã kết quả ngọt, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều bà con trên vùng đất cát khô cằn này.
Sử dụng tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện làm vật liệu xây dựng và làm nền đường giao thông tại một số công trình, nhà máy trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua là một trong những giải pháp tích cực, mang lại hiệu quả về kinh tế, môi trường.
Xuân Mậu Tuất này, căn nhà nhỏ ở xóm 15, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vui mừng đón ông Nguyễn Duy Dinh trở về quê hương đón Tết sau 38 năm xa cách. Đi cùng ông là vợ chồng con gái Olia Nguyễn - người suốt 34 ngày ròng rã vượt chặng đường gần 10.000km tìm về cội nguồn để hiện thức hóa ước mơ cho người cha.