Nông dân Hương Sơn dùng "máy bay" không người lái phun thuốc trừ sâu

(Baohatinh.vn) - Việc đưa "máy bay không người lái" vào sử dụng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

bqbht_br_img-3901.jpg
Kỹ thuật viên Công ty Cổ phần Đại Thành thực hiện các thao tác phun thuốc trừ sâu bằng "máy bay không người lái".

Hương Sơn hiện có diện tích trồng cam khá lớn với 2.200 ha cam chanh và cam bù, sản lượng hàng năm dao động 20 – 21.000 tấn, thu nhập ước tính khoảng 300 tỷ đồng.

Ngoài ra, toàn huyện có 4.690 ha trồng lúa, sản lượng hàng năm dao động từ 600.000 - 630.000 tấn. Mặc dù sở hữu diện tích sản xuất nông nghiệp khá lớn nhưng đến nay việc phun thuốc trừ sâu ở huyện Hương Sơn vẫn thực hiện bằng phương thức truyền thống.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, giảm ô nhiễm môi trường, tăng tỷ lệ cơ giới hoá, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, huyện Hương Sơn đã phối hợp với Công ty Cổ phần Đại Thành (TP Bắc Ninh) đưa vào thử nghiệm thiết bị bay không người lái G300 Pro, phục vụ phun thuốc trừ sâu.

bqbht_br_img-3920.jpg

Máy có tổng mức đầu tư 500 triệu đồng, có thể phun thuốc trên mọi địa hình, hỗ trợ bà con nông dân phun nhanh chóng và đồng đều, hạn chế tình trạng sót thuốc, giúp nông sản phát triển tốt và đạt năng suất cao. Đặc biệt, máy có thể bay để phun thuốc trừ sâu ở những khu vực có độ dốc khá cao như: Hàm Trường, Kim Hoa, Sơn Hồng…

bqbht_br_img-3941.jpg
Phun thuốc trừ sâu bằng thiết bị bay không người lái tại vườn cam thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa

Theo tính toán, thiết bị bay có thể phun thuốc nhanh gấp 10-20 lần so với phun thuốc bằng thủ công. Đồng thời, tiết kiệm được chi phí một cách tối đa về nhân công, thuốc trừ sâu và nước (mỗi ha cam chỉ tốn 1,2 – 1,5 triệu đồng; khoảng 500 ngàn đồng – 700 ngàn đồng/ha lúa).

bqbht_br_img-3835.jpg
Máy vận hành dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng

Hiện, huyện Hương Sơn đã thành lập tổ hợp tác cung cấp dịch vụ phun thuốc trừ sâu bệnh, gieo sạ, bón phân bằng thiết bị bay không người lái.

Công ty Cổ phần Đại Thành sẽ tiến hành bay trình diễn, hướng dẫn tổ hợp tác các thao tác sử dụng thiết bị bay không người lái trong khoảng thời gian 1 tuần. Nếu đạt yêu cầu, tổ hợp tác sẽ được cấp chứng chỉ để vận hành, đưa thiết bị vào phục vụ nhu cầu của người dân.

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.