Hoàn thành trùng tu di tích văn hóa quốc gia Đền Cả kinh phí hơn 23 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Sáng ngày 30/1, xã Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) tổ chức lễ khánh thành trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đền Cả.

Hoàn thành trùng tu di tích văn hóa quốc gia Đền Cả kinh phí hơn 23 tỷ đồng

Đại biểu tham dự lễ khánh thành

Đền Cả còn gọi là Đền Lớn hay Tam tòa Đại vương được hình thành từ thế kỷ XI. Đền được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1992. Năm 2015, đền được Hội Sinh vật cảnh công nhận quần thể cây cổ thụ quốc gia.

Hoàn thành trùng tu di tích văn hóa quốc gia Đền Cả kinh phí hơn 23 tỷ đồng

Các tiết mục văn nghệ chào mừng

Hiện nay, Đền tọa lạc trên diện tích 1,6 ha và được quy hoạch phía trước đền 1,3 ha để xây dựng hoàn thiện khi có điều kiện. Từ nhiều đời nay, nhân dân địa phương vẫn hương khói và giữ gìn một cách toàn vẹn, nhưng do qua các biến cố thăng trầm của lịch sử, di tích đã bị xuống cấp trầm trọng.

Tháng 4/2017, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chấp thuận chủ trương, UBND xã đã lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích và được con cháu xã Ích Hậu sinh sống, làm việc trên mọi miền Tổ quốc, các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh, cùng các nhà hảo tâm hưởng ứng.

Đến nay, đã có trên 4.000 lượt người tham gia đóng góp bằng các hạng mục và tiền mặt với tổng kinh phí 23,3 tỷ đồng. Sau hơn 10 tháng triển khai, đã trùng tu, sửa chữa và xây dựng mới nhiều hạng mục như: Đền chính, nhà tiền tế, nhà để đồ lễ, voi đá, tượng võ sỹ, hồ bán nguyệt…

Hoàn thành trùng tu di tích văn hóa quốc gia Đền Cả kinh phí hơn 23 tỷ đồng

Đại diện lãnh đạo huyện Lộc Hà tặng hoa chúc mừng xã Ích Hậu

Hoàn thành trùng tu di tích văn hóa quốc gia Đền Cả kinh phí hơn 23 tỷ đồng

Các sư thầy cử hành nghi lễ

Hoàn thành trùng tu di tích văn hóa quốc gia Đền Cả kinh phí hơn 23 tỷ đồng

Các đại biểu...

Hoàn thành trùng tu di tích văn hóa quốc gia Đền Cả kinh phí hơn 23 tỷ đồng

... và bà con nhân dân dâng hương tại Đền

Việc trùng tu, tôn tạo di tích nhằm phục vụ hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân; giữ gìn và phát huy giá trị công trình di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và sự cống hiến của các bậc tiền nhân.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.
 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.