(Baohatinh.vn) - Xã Kim Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa tổ chức lễ khánh thành Di tích Lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Yên Tràng ở thôn Kim Thịnh với sự tham dự của Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải cùng đông đảo bà con nhân dân trong vùng.
Đền Yên Tràng được xây dựng vào khoảng thế kỷ giữa XIV, cấu trúc ban đầu gồm: thượng điện 3 gian, hạ điện được làm bằng gỗ. Tuy nhiên, theo thời gian, đền đã xuống cấp, nhiều hạng mục bị phá hủy.
Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Huy Tài con em quê hương đang sinh sống tại Hà Nội phát tâm công đức hơn 1 tỷ đồng để xây dựng cổng đền, hàng rào và điện thờ, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạng mục đền cần được trùng tu, tôn tạo.
Năm 2015, đền Yên Tràng được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.
Đáp ứng lòng mong mỏi của bà con nhân dân, từ tháng 3/2016 đến nay, đền được gia đình con cháu ông Trần Văn Khế (thôn Kim Thịnh) cùng 12 nhà hảo tâm trên mọi miền Tổ quốc khởi công tu bổ tôn tạo ngay trên nền cũ với diện tích hơn 9.000m2, trong đó diện tích xây dựng 1.650 m2.
Với tổng nguồn kinh phí hơn 28 tỷ đồng, đền được tu bổ hoàn thiện 27 hạng mục: tả vu, hữu vu, tiền đường, nhà soạn lễ, nhà đón tiếp, lầu chuông...
Nhân dịp này gia đình con cháu ông Trần Văn Khế đã tặng tủ sách cho các thôn trong xã với tổng kinh phí 30 triệu đồng.
Đền Yên Tràng là nơi thờ phụng các vị nhiên thần, nhân thần như Bạch Y, Song đồng Ngọc nữ và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Năm 1930, đền được chọn làm địa điểm hoạt động bí mật của các cán bộ tiền khởi nghĩa, nơi cất giấu tài liệu và thành lập chi bộ Đảng Yên Tràng. Chi bộ Yên Tràng cũng là một trong 5 chi bộ tiền thân của Đảng bộ huyện Can Lộc trong những ngày đầu thành lập Đảng.
Không chỉ là một cán bộ quản lý giỏi, chị Cao Thị Chiến còn là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo của ngành Dược Hà Tĩnh.
Sáng 31/3, Đoàn hỗ trợ của Bộ Công an Việt Nam bắt đầu triển hoạt động cứu hộ cứu nạn tại Myanmar. Đoàn lần này có nhiều cán bộ, chiến sĩ từng tham gia cứu hộ, cứu nạn trong thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 2 năm.
Trong 6 thí sinh được chọn dự thi Olympic Toán quốc tế 2025, Hà Tĩnh có 2 người con từng học chung dưới mái trường THCS Nguyễn Trãi (Nghi Xuân) là Trần Minh Hoàng (THPT Chuyên Hà Tĩnh) và Võ Trọng Khải (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An).
Để chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 sẽ diễn ra từ ngày 3/6, các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đang tăng cường ôn tập kiến thức cho học sinh lớp 9.
Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Về tổ chức phân luồng sàng lọc, thu dung, cách ly, điều trị bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Ngày hội đã tạo sân chơi lành mạnh để đội viên, thiếu niên, thiếu nhi Trường Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) được giao lưu, rèn luyện sức khỏe, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo.
Em Trương Quang Phú (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) đã xuất sắc đạt giải ba toàn quốc cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Tháng 4 tới, cán bộ, công chức, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày và lễ 30/4–1/5 kéo dài 5 ngày liên tục.
Giải nhì Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh là phần thưởng quý giá tiếp lửa tình yêu nghề cho cô Phan Thị Nhi (SN 1993) - giáo viên tiếng Anh, Trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Cựu chiến binh Trần Trung Bố (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) từng hi sinh một phần thân thể để bảo vệ Tổ quốc. Trong thời bình, ông tiên phong hiến đất mở đường để xây dựng quê hương.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra 3.324 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính 86 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền gần 112 triệu đồng.
Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.