Học sinh, sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh tiếp cận nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật

(Baohatinh.vn) - Cùng với tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được Trường Đại học Hà Tĩnh triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực.

Học sinh, sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh tiếp cận nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật

Sau một thời gian sinh sống tại Việt Nam, Chanthalath Anousith (bàn đầu, áo trắng) dần thích nghi với các quy định của pháp luật nước sở tại.

Sau một thời gian sinh sống tại Việt Nam, em Chanthalath Anousith (sinh viên năm thứ nhất, lớp K15 Công nghệ thông tin, Trường Đại học Hà Tĩnh) dần thích nghi cuộc sống ở nước sở tại.

“Quê em ở thị xã Pạc Xăn, tỉnh Bolikhămxay, Lào. Quá trình học tập tại đây, em cùng rất nhiều du học sinh khác được nhà trường tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật liên quan, đặc biệt về an toàn giao thông, các hành vi ảnh hưởng đến tình hình ANTT trên địa bàn... Do đó, chúng em được nâng cao hiểu biết để điều chỉnh hành vi của bản thân”, Chanthalath Anousith chia sẻ.

Chanthalath Anousith dẫn chứng, bản thân cậu cũng như nhiều sinh viên Lào đã được cấp giấy phép lái xe mô tô tại quê hương. Tuy nhiên, khi sang Việt Nam, giấy tờ tùy thân này lại không có giá trị sử dụng. Do vậy, tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra và để đảm bảo an toàn cho mọi người, Chanthalath Anousith chỉ lựa chọn hình thức di chuyển bằng xe ôm, xe buýt khi tham gia giao thông.

Học sinh, sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh tiếp cận nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Lào được lồng ghép qua các tiết học.

Hiện nay, Trường Đại học Hà Tĩnh có 154/2.500 học sinh, sinh viên Lào đang theo học. Hầu hết các sinh viên này đều sống xa gia đình, thiếu sự giám sát của người thân, vì vậy, việc tổ chức tuyên truyền PBGDPL trong nhà trường là rất cần thiết, góp phần bồi dưỡng nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các em. Hằng năm, 100% sinh viên Lào đều được ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam trong suốt quá trình học tập.

Thầy giáo Ngô Tất Đạt - Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên, Trường Đại học Hà Tĩnh cho hay: Để công tác tuyên truyền, PBGDPL đạt hiệu quả, Ban Giám hiệu nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, nâng cao ý thức giữ gìn an ninh trật tự; tuyên truyền, phổ biến giáo dục học sinh, sinh viên chấp hành tốt nội quy, quy chế trong nhà trường.

Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động ngoại khóa PBGDPL qua các hội nghị tập huấn; biên soạn, phát hành các loại tài liệu, tờ rơi; lồng ghép tích hợp trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các tuần sinh hoạt đầu năm học, khóa học, hoạt động của các câu lạc bộ phòng, chống tệ nạn xã hội, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật...

Học sinh, sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh tiếp cận nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật

Trường Đại học Hà Tĩnh có 154/2.500 học sinh, sinh viên Lào theo học.

Tại khối Trường Tiểu học, THCS&THPT Đại học Hà Tĩnh (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh), công tác tuyên truyền pháp luật cho tất cả 700 học sinh được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, phù hợp. Điển hình là trong các buổi chào cờ đầu tuần hay các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn với hoạt động như: thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, sân khấu hóa với các tiểu phẩm, trò chơi.

Nội dung tập trung vào các quy định của Luật Giao thông đường bộ, cách ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông; các kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy, an ninh mạng, bạo lực học đường, tác hại rượu, bia, thuốc lá và các tệ nạn xã hội khác có ảnh hưởng trực tiếp tới lứa tuổi học sinh. Mỗi nội dung tuyên truyền đều được liên hệ bằng những hình ảnh thực tế, sinh động để các em dễ tiếp cận, lĩnh hội.

Cùng với việc tuyên truyền lý thuyết, trong buổi ngoại khóa các thầy cô, báo cáo viên pháp luật còn tổ chức hỏi - đáp các câu hỏi dễ nhớ, dễ hiểu, tổ chức các trò chơi “học mà chơi, chơi mà học” giúp các em học sinh hào hứng tham gia.

Học sinh, sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh tiếp cận nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật

Một buổi tuyên truyền pháp luật tại khối Trường Tiểu học, THCS và THPT (Đại học Hà Tĩnh).

Hằng năm, Trường Tiểu học, THCS&THPT Đại học Hà Tĩnh tổ chức từ 10 - 12 buổi tuyên truyền PBGDPL về phòng, chống ma túy, bạo lực học đường; an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; 100% cán bộ, giáo viên và học sinh đều được ký cam kết tuân thủ các quy định pháp luật.

Ngoài ra, nhà trường cũng đã thành lập “Tổ tư vấn tâm lý học đường” có nhiệm vụ tư vấn pháp luật cho học sinh, phối hợp với phụ huynh để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới con em...

Theo Phó Bí thư Đoàn trường Nguyễn Thị Thùy, thời gian qua, các cuộc thi pháp luật do nhà trường tổ chức đã được các em học sinh tích cực hưởng ứng như: “Vẽ tranh về an toàn giao thông”, “Diễn đàn xây dựng tình bạn đẹp”, “Phiên tòa giả định”...

Đặc biệt, mới đây nhất, giáo viên và học sinh của nhà trường đã đạt giải 3 tại cuộc thi “Sáng tạo khoa học cấp tỉnh” với đề tài “Phát triển kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực nhằm ngăn chặn xung đột trong học đường cho học sinh THPT trên địa bàn Hà Tĩnh” đã cho thấy tính hiệu quả từ công tác PBGDPL.

Học sinh, sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh tiếp cận nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật

Chương trình tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường được Trường Tiểu học, THCS&THPT Đại học Hà Tĩnh tổ chức hằng năm.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tâm - Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS&THPT Đại học Hà Tĩnh nhìn nhận: “Thực tiễn cho thấy tuyên truyền PBGDPL trong trường học đã góp phần quan trọng giúp các em học sinh nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi chuẩn mực, phù hợp.

Thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền PBGDPL trong trường học, trọng tâm là đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền bảo đảm phù hợp, hiệu quả; cập nhật các nội dung tuyên truyền mới, sát với thực tiễn. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh; phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường”.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.