Hơn 240 sự cố tấn công mạng tại Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán

Trong số hơn 240 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, số cuộc tấn công lừa đảo (phishing) chiếm gần 74% với gần 180 cuộc.

Hơn 240 sự cố tấn công mạng tại Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán

Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (tính từ ngày 29/1 đến 5/2), các hệ thống cảnh báo, giám sát an toàn không gian mạng đã ghi nhận và hướng dẫn cơ quan, tổ chức khắc phục hơn 240 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.

Trong số hơn 240 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, số cuộc tấn công lừa đảo (phishing) chiếm gần 74% với gần 180 cuộc.

Hơn 60 cuộc tấn công cài mã độc (malware) và chỉ có 1 cuộc tấn công thay đổi giao diện (deface).

Ngoài ra, Cục An toàn thông tin cũng đã tiếp nhận hơn 500 phản ánh về tin nhắn rác qua đầu số 5656 và đã yêu cầu nhà mạng chặn hơn 9.679.600 tin nhắn rác.

Theo thống kê của Tập đoàn công nghệ Bkav về Đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân, năm 2021, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam tiếp tục ở mức rất cao 24.400 tỷ đồng (tương đương 1,06 tỷ USD).

Trong năm 2021, có khoảng 70,7 triệu lượt máy tính bị nhiễm virus. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc và hứng chịu các cuộc tấn công mạng thuộc nhóm cao trên thế giới. Đáng chú ý khi chỉ khoảng 10% máy tính đang sử dụng tại Việt Nam được trang bị phần mềm diệt virus có khả năng tự động cập nhật và có sự hỗ trợ từ nhà sản xuất.

Năm 2021 cũng ghi nhận sự gia tăng của mã độc mã hóa dữ liệu (Ransomware) bắt nguồn từ các loại hình kinh doanh liên quan đến tiền số (coin), kéo theo số lượng tấn công mã hóa dữ liệu đòi trả tiền chuộc bằng coin tăng mạnh. Tại Việt Nam, hơn 2,5 triệu lượt máy tính bị virus mã hóa dữ liệu tấn công, cao gấp 4,5 lần so với năm 2020.

Tuy nhiên, cũng theo khảo sát của BKAV, nhận thức về bảo đảm an toàn an ninh thông tin của người dùng Việt Nam nhằm thích ứng an toàn trên internet đã có chuyển biến tích cực.

Người dùng đã có ý thức cẩn trọng trước những chiêu trò lừa đảo dưới hình thức tặng quà hấp dẫn. Hơn 98% người dùng cho biết họ cẩn trọng khi gặp các mời chào tặng quà kiểu này và sẽ liên hệ trực tiếp với đơn vị tổ chức để xác minh thông tin trước khi tham gia chương trình.

Chỉ có 1% người sử dụng tham gia chương trình Đánh giá an ninh mạng 2021 vẫn mua sản phẩm giá rẻ từ những website bất kỳ, số còn lại cho biết, chỉ mua hàng từ các sàn thương mại điện tử uy tín, đã được cơ quan chức năng cấp phép...

Ngoài ra, có một kỹ năng quan trọng kiểm tra đường link của website có địa chỉ bắt đầu bằng https (ví dụ https://www.mic.gov.vn/) hay không trước khi thực hiện giao dịch.

Https là một trong những dấu hiệu đánh dấu những website an toàn, đã được đăng ký chính chủ. Đa số các website hiện nay đều cung cấp https và giao thức này trở thành tiêu chuẩn gần như bắt buộc cho tất cả website có thực hiện giao dịch ngân hàng, mua sắm.

Tuy nhiên, hiện chỉ có 30% người dùng biết về giao thức https; số còn lại vẫn chấp nhận dùng http mà không hay biết về nguy cơ bị tấn công giả mạo. Để tránh nguy cơ bị tấn công, người dùng tuyệt đối không giao dịch quan trọng trên các website bắt đầu bằng http.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Galaxy Ring của Samsung được đánh giá có phần cứng hoàn thiện nhưng tính năng hạn chế, cần mở rộng hệ sinh thái để thành sản phẩm tiên phong.
Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Với nhu cầu kết nối mạng mọi lúc mọi nơi, người dùng công nghệ có thói quen sử dụng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hoặc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và chuyến đi công tác. Tuy nhiên, đi cùng với tiện ích thường có những rủi ro, vì đôi lúc, những kẻ lừa đảo sẽ tạo mạng Wi-Fi giả hoặc xâm phạm các mạng lưới hiện có.
Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Viên pin của iPhone 16 Pro Max sẽ được tăng mật độ năng lượng để không chỉ tăng hiệu suất cho mỗi lần sạc mà còn giúp người dùng và thợ thay thế dễ dàng hơn.
Cuộc chiến smartphone mới sắp bắt đầu

Cuộc chiến smartphone mới sắp bắt đầu

Cả Apple, Samsung và Google đều đang tận dụng AI để thổi luồng sinh khí mới vào các thiết bị di động của họ. Điều này sẽ giúp mở ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực smartphone.
Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém

Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém

Nếu sóng điện thoại chập chờn, yếu hoặc kết nối không liền mạch, người dùng có thể thực hiện một số cách để cải thiện, như tắt bật chế độ máy bay.
iPhone 16 Pro Max sẽ lớn hơn

iPhone 16 Pro Max sẽ lớn hơn

Dù viền màn hình mỏng, nâng cấp về pin và camera có thể khiến iPhone 16 Pro Max tăng kích thước so với thế hệ trước.