"Hũ gạo tiết kiệm" ở một chi Hội phụ nữ

Chi Hội phụ nữ thôn 8 xã Xuân Thành (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) học tập và làm theo lời Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực và theo cách rất phụ nữ. Nhiều chị em đã hình thành cho mình và gia đình thói quen tiết kiệm, vừa cải thiện được cuộc sống cho bản thân vừa có điều kiện để giúp đỡ các hội viên gặp hoạn nạn, khó khăn.

Hội viên Phụ nữ thôn 8 mở hũ gạo tiết kiệm giúp các gia đình khó khăn

Hội viên Phụ nữ thôn 8 mở hũ gạo tiết kiệm giúp các gia đình khó khăn

Chị Trịnh Thị Hạnh ở thôn 8- Xuân Thành chồng mất sớm, 3 mẹ con tần tảo nuôi nhau giữa muôn vàn gian khổ. Cuộc sống gia đình chị chỉ tính từng ngày, ngay cả trong ý nghĩ chị cũng không bao giờ giám mơ đên “của ăn của để”. Thế nhưng sau khi sinh hoạt hội phụ nữ, hoà mình vào phong trào của chi hội, chị ý thức được cuộc sống chẳng bao giờ kèn cựa với ai miễn là mình chăm chỉ làm ăn, biết tiết kiệm, giành dụm cho lúc khó khăn. Cuộc sống của gia đình chị từ đó trở nên khấm khá, khi có điều kiện chi Hạnh không quên nhắc nhở mình phải quan tâm giúp đỡ người khác, hễ làng xóm gặp khó khăn, chị không ngần ngại mở ống, hũ gạo tiết kiệm mang tình thương đến cho mọi nhà.

Khi chưa thấm nhuần ý nghĩa của cuộc vận động, có ý kiến cho rằng hình thức hũ gạo tiết kiệm không còn phù hợp với nhịp sống hiện nay, tuy nhiên, hiệu quả của hình thức tiết kiệm ở chi hội 8 đã thuyết phục được chị em phụ nữ trong xã hưởng ứng làm theo, họ thấy được sự cần thiết của phong trào, từ đó phương châm học để làm việc, làm việc để học tập thấm nhuần vào mỗi hội viên.

Đối với mỗi người nông dân, phiên chợ quê là hình thức giao thương không thể thiếu của mỗi gia đình, tuy không to lớn nhưng mỗi đồng tiền thu được từ bó rau, con cá chính là nguồn thu thiết yếu của người nông dân. “Mỗi lần đi chợ về, hễ có tiền lẻ là tôi bỏ vào lợn hết, thế nên dịp 8/3 vừa rồi khi mổ lợn tôi đếm được 1,3 triệu đồng đem đi mua mấy con lợn giống. Chẳng bao giờ nghĩ rằng nuôi lợn nhựa lại tiết kiệm được khoản tiền đó” - Chị Trần Thị Toan, ở chi hội 8 tâm sự.

Nói về cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác ở chi hội phụ nữ thôn 8 xã Xuân Thành, chị Trần Thị Hồng-Chi Hội trưởng cho biết: Chi hội 8 có 105 hội viên, độ tuổi bình quân của hội viên hơn 43, sinh hoạt trong 3 nhóm tuổi, trong đó hơn một nửa số chị tuổi đời từ 35 trở lên. Mặc dù đời sống của các hội viên còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, đất đai pha cát, bạc màu...

Khi Hội LHPN huyện Nghi Xuân phát động chị em nuôi lợn nhựa thực hành tiết kiệm theo gương Bác Hồ, cán bộ, hội viên toàn xóm đã nhiệt thành hửng ứng. Sau khi hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác tình hình kinh tế của các hội viên đã được cải thiện một cách rõ rệt. Các chị em không chỉ tiết kiệm cho gia đình mà còn biết giúp đỡ người khác lúc gặp hoạn nạn. Qua 2 năm thực hiện cuộc vận động, chi hội phụ nữ thôn 8 xã Xuân Thành đã đóng góp vào quỹ giúp nhau xoá đói giảm nghèo hơn 27 triệu đồng, 55 hội viên thực hiện hũ gạo tiết kiệm, 32 hội viên thực hiện ống tre tiết kiệm, chi hội tặng 3 sổ tiết kiệm cho hội viên có hoàn cảnh đặc biệt…

Để cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh thực sự lan toả đến từng hội viên, chi hội phụ nữ thôn 8 luôn coi trọng công tác tuyên truyền, vì đây là nhân tố hết sức quan trọng để định hướng, dẫn dắt, phát hiện, biểu dương, cổ vũ động viên phong trào. Như việc để xây dựng được phong trào tiết kiệm trong hội viên, Hội đã nêu bật được mục đích, ý nghĩa của việc thực hành tiết kiệm, đó là, trước hết tiết kiệm cho bản thân, gia đình mình, sau đó tham gia các hoạt động giúp đỡ người khác đang gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Khi phong trào tiết kiệm lan toả và từng ngôi nhà, ngõ xóm

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast