Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư niêm mạc miệng

(Baohatinh.vn) - Theo thống kê, gần 70% bệnh nhân nam giới từ 18 tuổi trở lên vào điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh) đều có sử dụng thuốc lá hoặc thuốc lào. Thuốc lá gây nguy hại rất lớn đến răng miệng và những người hút thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ dẫn tới ung thư niêm mạc miệng.

Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư niêm mạc miệng

Hút thuốc lá thường xuyên và kéo dài gây nhiều bệnh về răng miệng và có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.

Niêm mạc miệng bị phù, hàm răng chuyển màu vàng sẫm, viêm răng mãn tính nên bệnh nhân N.T. X (huyện Can Lộc) phải thường xuyên vào điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

“Tôi hút thuốc đã hơn 10 năm, sau đó bị bệnh, được các bác sỹ khuyến cáo bỏ thuốc thì tôi hút ít lại. Tuy nhiên, khi điều trị được một thời gian thấy bệnh ổn định tôi lại hút nhiều lên nên bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần và khó chữa hơn” - anh N.T.X cho hay.

Còn với ông T.N.C (huyện Lộc Hà), có thâm niên hút thuốc lá và nghiện rượu hơn 5 năm. Không những cả hàm răng của ông bị ố vàng mà nhiều răng đã bị mất, bị lung lay ảnh hưởng đến chức năng nhai. Dù đi thăm khám, được bác sỹ khuyên bỏ thuốc lá, nhưng ông C. vẫn không thể bỏ được nên răng ông càng bị rụng nhiều hơn và việc nhai càng gặp nhiều khó khăn.

Đây là 2 trong rất nhiều bệnh nhân gặp vấn đề về răng miệng do ảnh hưởng từ việc hút thuốc lá thường xuyên và kéo dài.

Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư niêm mạc miệng

Bác sỹ BVĐK tỉnh kiểm tra răng miệng cho bệnh nhân hút thuốc lá.

​Theo khuyến cáo, những người hút thuốc lá nhiều và trong một thời gian dài thì đầu tiên sẽ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và giao tiếp. Khói thuốc lá bám lên răng, làm đổi màu răng, cao răng dễ bám hơn người không hút....

Bác sỹ Nguyễn Thị Hồng Lâm - Trưởng khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: “Trong số các bệnh nhân là nam giới từ 18 tuổi trở lên vào điều trị tại khoa thì có đến 70% là có sử dụng thuốc lá hoặc thuốc lào. Những người hút thuốc lá, thuốc lào làm giảm tốc độ lưu chuyển máu trong mao mạch ngoại vi, làm chậm hình thành cục máu đông sau khi nhổ răng, giảm chức năng của bạch cầu, dẫn đến bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Đối với những người phụ nữ hút thuốc chủ động hoặc thụ động trong lúc mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh con bị dị tật môi và vòm miệng cao cấp 2 lần so với bình thường”.

Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư niêm mạc miệng

Điều trị bệnh về răng miệng cho một bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá.

Theo cảnh báo từ các chuyên gia y tế, thời gian hút thuốc lá kéo dài và hút nhiều có thể dẫn tới ung thư niêm mạc miệng. Nguyên nhân là bởi khói thuốc lá có khả năng kích thích các tế bào biểu mô niêm mạc lưỡi, má, sàn miệng, các vị trí khác ở miệng và họng, tạo ra các tổn thương tiền ung thư, rồi tiến triển thành ung thư biểu mô. Những người suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu vitamin A, D, E mà hút thuốc lá càng có nguy cơ bị ung thư miệng. Những người vừa hút thuốc vừa nghiện rượu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì các chất cồn làm tăng tính thấm của biểu mô niêm mạc đường tiêu hóa.

Thuốc lá cũng làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh viêm quanh răng, viêm lợi. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng hoại tử loét, cuối cùng là mất răng. Những người có sức khỏe tốt mà hút thuốc kéo dài nhiều năm cũng sẽ có nguy cơ bị viêm quanh răng mạn tính, bệnh tiến triển từ từ làm lung lay nhiều răng. Vị giác và xúc giác của người hút thuốc cũng bị thay đổi bởi khói và các chất hóa học có trong thuốc lá, mức ảnh hưởng càng tăng nếu dùng thuốc lá càng nhiều.

Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư niêm mạc miệng

Để bảo vệ răng miệng và sức khoẻ, mọi người cần từ bỏ thuốc lá. Ảnh minh hoạ từ Internet.

Hút thuốc lá, thuốc lào không chỉ có nguy cơ gây bệnh cao mà còn làm chậm quá trình hồi phục của các bệnh răng miệng. Vì thế, để bảo vệ hàm răng chắc khỏe, phòng tránh được các bệnh về răng, miệng thì không nên hút thuốc lá, thuốc lào.

Hãy từ bỏ thuốc lá, thuốc lào để không những bảo vệ răng miệng mà còn bảo vệ các bộ phận khác trong cơ thể, tằng cường sức khỏe cho bản thân.

Bác sỹ Nguyễn Thị Hồng Lâm
Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt (Bệnh viện đa khoa tỉnh)

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.