Indonesia có học theo Ấn Độ mua vũ khí Nga?

Thừa nhận được Tổng giám đốc Rosoboronexport Alexander Mikheev đưa ra khi nói về việc Moscow tăng cường xuất khẩu vũ khí bất chấp phương Tây ngăn cản.

Tuyên bố được ông Alexander Mikheev đưa ra hôm 5/2 cho biết: “Chúng tôi coi mọi sự kiện về áp lực trừng phạt là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng đồng thời, Nga luôn giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu vũ khí và chúng tôi không ngừng mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước ngoài”.

Người đứng đầu công ty nhấn mạnh rằng yếu tố đảm bảo duy trì vị trí hàng đầu của Nga trên thị trường vũ khí thế giới là độ tin cậy và hiệu quả của các thiết bị quân sự trong nước, sự lựa chọn ủng hộ của các khách hàng nước ngoài, bất kể áp lực chính trị.

Indonesia có học theo Ấn Độ mua vũ khí Nga?

Tiêm kích Su-35.

Ví dụ rõ ràng nhất về sự cạnh tranh không lành mạnh từ phương Tây trên thị trường vũ khí là hợp đồng cung cấp 11 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga cho Indonesia vào năm 2018 với số tiền 1,1 tỷ USD vẫn chưa được thực hiện do Mỹ gây sức ép đối với Jakarta.

Nga luôn đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu vũ khí, khách hàng chính của Nga là Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Algeria... Trong những năm gần đây, Moscow đã liên tục báo cáo về doanh thu bán vũ khí ra nước ngoài khoảng 15 tỷ USD, trong đó 13 tỷ USD là các hợp đồng được ký kết thông qua Rosoboronexport.

Giới chuyên gia cho rằng, với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay thì Mỹ khó có thể ngăn cản Indonesia mua vũ khí Nga, đặc biệt là thương vụ Su-35.

Nhất là, một vị quan chức quốc phòng cấp cao Indonesia tuyên bố: "Chúng tôi cần mua vũ khí từ các quốc gia khác nhau để đảm bảo quốc phòng và hiệu quả chiến đấu cao nhất của quân đội. Nếu chỉ có một nhà cung cấp vũ khí, trong trường hợp chiến tranh xâm lược xảy ra, nhà cung cấp này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình và khả năng bảo vệ đất nước.

Khi quân đội có nguồn cung vũ khí từ các nước khác nhau, họ sẽ có lựa chọn phù hợp nhất trong một tình huống cụ thể. Ngoài ra, với sự cạnh tranh, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những điều kiện và giá cả tốt nhất.

Mỗi quốc gia đều có những quyết định riêng trong vấn đề mục tiêu, an ninh và chính sách chiến lược. Đôi khi tôi được biết người ta có đưa ra một số lời khuyên về những vấn đề này cho Indonesia. Nhưng chúng tôi chỉ đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia".

Những tấm gương giúp Indonesia có thể vượt qua sự ngăn cản của Mỹ để mua vũ khí Nga là trường hợp của Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ với hệ thống S-400 và Saudi Arabia cũng sẵn sàng đối mặt với trừng phạt để mua S-400 cũng như nhiều vũ khí khác của Nga.

Tuyên bố là vậy nhưng để tiếp cận được với những vũ khí tối tân Nga, Indonesia khó có thể dám đánh đổi. Hồi cuối năm 2020, Indonesia tiếp tục được hưởng đặc quyền thương mại trong khuôn khổ Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) từ Mỹ.

GSP loại bỏ thuế đối với hàng nghìn sản phẩm nhập khẩu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ được hưởng lợi. Indonesia đứng thứ ba trong số các quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình GSP với gần 15% sản phẩm nước này được hưởng các ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang Mỹ.

Quyết định kéo dài GSP dành cho Indonesia được đưa ra sau khi được USTR xem xét trong khoảng 2 năm rưỡi, kể từ tháng 3/2018. Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã tuyên bố chính quyền của ông sẽ xem xét lại các lợi ích GSP dành cho một số quốc gia đang phát triển mà Mỹ bị thâm hụt thương mại, trong đó có Indonesia.

Kể từ đó, Indonesia đã vận động Mỹ duy trì các đặc quyền thương mại theo GSP, đặc biệt là sau khi Washington quyết định dỡ bỏ các ưu đãi thương mại dành cho Ấn Độ và Thái Lan hồi tháng 10/2019.

Việc gia hạn GSP sẽ mang lại lợi ích tích cực không chỉ cho Indonesia mà cả các doanh nghiệp Mỹ đồng thời bày tỏ hy vọng rằng mối quan hệ thương mại mạnh mẽ giữa Indonesia và Mỹ sẽ là chất xúc tác để tăng cường đầu tư giữa hai nước.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu phi dầu khí lớn thứ hai của Indonesia sau Trung Quốc, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 27 tỷ USD vào năm 2019 và đạt trên 30 tỷ USD năm 2020.

Đây chỉ là một ví dụ trong hàng loạt những quyền lợi Indonesia hưởng từ Mỹ có thể mất nếu thực hiện thương vụ 11 chiếc Su-35 với Nga bằng hình thức trao đổi dầu cọ.

Theo Baodatviet

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.