Indonesia xác nhận không còn ai sống sót trong vụ máy bay Lion Air rơi

Người phát ngôn của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia xác nhận không còn ai sống sót trong vụ tai nạn máy bay Lion Air ngoài khơi Indonesia sáng 29/10.

Indonesia xác nhận không còn ai sống sót trong vụ máy bay Lion Air rơi

Lực lượng cứu hộ khiêng vật được cho là một túi đựng xác. Ảnh: AFP

Trước đó, theo người phát ngôn của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn tại thành phố Pangkal Pinang, một thi thể đã được tìm thấy tại hiện trường nghi ngờ máy bay Lion Air rơi ngoài khơi Java.

Chiếc máy bay chở khách Boeing 737 MAX 8 số hiệu JT610 của Hãng hàng không khởi hành từ Sân bay Quốc tế Jakarta đi Pangkal Pinang trên đảo Sumatra đã gặp nạn và rơi xuống biển. Quan chức Indonesia cho biết chuyến bay JT610 cất cánh từ Sân bay Quốc tế Jakarta lúc 6:20 phút (giờ địa phương) và mất liên lạc 13 phút sau đó. Tổng cộng có 189 người trên máy bay khi gặp nạn.

Dữ liệu ban đầu từ trang mạng Flightradar24 cho thấy máy bay đã thay đổi độ cao liên tục trước khi mất liên lạc. "Máy bay lên độ cao 1.524 m rồi hạ thấp, sau đó lấy lại độ cao rồi cuối cùng rơi xuống biển. Độ cao lần cuối được ghi nhận là 1.113 m và tốc độ tăng 638 km/h.

Yohanes Sirait - người phát ngôn của cơ quan hàng không Indonesia cho biết chiếc máy bay của hãng hàng không Lion Air chở đã yêu cầu quay trở lại sân bay ngay trước khi mất tín hiệu liên lạc. "Trạm kiểm soát không lưu chấp nhận yêu cầu đó song đã bị mất liên lạc", ông Sirait lưu ý.

Tối hôm 28/10, phi công của chiếc máy bay Boeing 737 MAX báo cáo máy bay có gặp một vấn đề kỹ thuật. Tuy nhiên, theo hãng hàng không Lion Air, kỹ sư đã khắc phục được sự cố và đảm bảo máy bay hoàn toàn an toàn khi cất cánh vào sáng 29/10.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.