Kế hoạch trưng bày đặc biệt ấn vàng triều Nguyễn “Hoàng đế chi bảo”

Sau khi được chuyển giao lại cho Việt Nam, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” sẽ được trưng bày cùng cặp bát vàng của vua Khải Định - cả hai cùng nằm trong bộ sưu tập đấu giá của hãng Million (Pháp).

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo sẽ được bày trong tủ kính được làm riêng, đặt trên kệ gỗ là đồ thời Nguyễn trong Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (Bắc Ninh). Phòng trưng bày ấn luôn được bố trí bảo vệ, túc trực ngày đêm.

Phía sau khu vực trưng bày ấn, ông Nguyễn Thế Hồng - người được chọn đại diện để thực hiện các thủ tục chuyển giao ấn vàng của vua Minh Mạng từ nhà đấu giá Pháp, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam - quyết định đặt bức tranh in chân dung vua Minh Mạng lồng khung gỗ ở bên trái. Ông cho rằng đặt chân dung vua bên cạnh ấn là để tưởng nhớ người có công ban lệnh đúc ấn.

Kế hoạch trưng bày đặc biệt ấn vàng triều Nguyễn “Hoàng đế chi bảo”

Ông Nguyễn Thế Hồng - người thành lập Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng - được chọn để đại diện thực hiện các thủ tục pháp lý để hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo .

Phía bên phải ấn là tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh, do nghệ nhân làng Ý Yên (Nam Định) đúc. Ông Hồng lý giải ấn Hoàng đế chi bảo gắn với nhiều cột mốc quan trọng, vì vậy ông muốn không gian trưng bày gợi nhớ phần nào lịch sử dân tộc.

"Vua Minh Mạng ra lệnh đúc ấn rồi truyền lại cho con cháu. Năm 1945 sau khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại trao ấn cho chính quyền cách mạng ở Ngọ Môn. Ấn thất lạc trong chiến tranh, sau đó được người Pháp tìm thấy rồi trao cho ông Bảo Đại. Cuối cùng đúng dịp 200 năm ấn ra đời, bảo vật lại được các cơ quan ban ngành hồi hương. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Nhà nước Việt Nam", ông Nguyễn Thế Hồng nêu.

Kế hoạch trưng bày đặc biệt ấn vàng triều Nguyễn “Hoàng đế chi bảo”

Ông Nguyễn Thế Hồng cho biết tiếp tục thi công lại khu trưng bày ấn vàng Hoàng đế chi bảo

Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng hiện lưu giữ 5.000 hiện vật nghệ thuật, lịch sử thuộc nhiều thời kỳ, trong đó có bộ trống đồng Đông Sơn, gốm, sứ Việt Nam thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng từng được Nhà nước công nhận là một trong số các đơn vị tư nhân sở hữu cổ vật là “bảo vật quốc gia”.

Người sở hữu Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng cho biết khâu bảo quản không quá khó khăn, bởi ấn được đúc từ vàng 10, độ bền cao, ít bị oxy hóa. Điều quan trọng bây giờ là đảm bảo an toàn cho khu trưng bày.

Bên cạnh ấn Hoàng đế chi bảo trong phòng trưng bày ấn còn có cặp bát vàng của vua Khải Định.

Hiện vật này từng được nhà đấu giá Million bán cho một nhà sưu tập khác với giá 680.000 euro (16,7 tỷ đồng) hồi tháng 10/2022. Cặp bát nằm cùng bộ sưu tập với ấn vàng Hoàng đế chi bảo của hãng Million. Sau đó, hãng Million giúp ông Hồng kết nối với người mua. Cuối cùng, cặp bát vàng được hồi hương cùng ngày với ấn Hoàng đế chi bảo .

Kế hoạch trưng bày đặc biệt ấn vàng triều Nguyễn “Hoàng đế chi bảo”

Đoàn công tác dự lễ chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo hôm 16/11 tại Pháp.

Nhiều cổ vật quý của triều Nguyễn như bộ bình vôi ăn trầu bằng vàng của vua, tranh thêu hình long lân thời Khải Định, tranh thêu lân bằng chỉ ngũ sắc hay tranh Long sinh cửu tử thời Bảo Đại cũng hiện diện trong phòng trưng bày.

Ông Nguyễn Thế Hồng là một trong những người thuộc trong đoàn công tác liên ngành sang Pháp, dự lễ chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo hôm 16/11. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì cùng Bộ Ngoại giao, phối hợp Bộ Tư pháp, Tài chính, Công an.

Đại diện bảo tàng ký cam kết với Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) sẽ chỉ chuyển giao bảo vật cho cơ quan Nhà nước khi không còn nhu cầu sở hữu, trưng bày ấn tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng. Chi phí chuyển giao bao gồm phí thuê luật sư đàm phán, phí mua ấn từ nhà đấu giá Millon, phí đưa ấn về nước.

Ngoài ra, nhà sưu tập cam kết trong trường hợp có tổ chức, cá nhân muốn mua lại ấn Hoàng đế chi bảo từ ông để tặng Nhà nước, ông sẽ đồng thuận chuyển nhượng.

Người thành lập Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng cho biết đang chờ chỉ đạo của Bộ VHTTDL để tổ chức buổi lễ ra mắt ấn. Ngoài ra, ông Hồng sẵn lòng phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho cơ quan Nhà nước mượn ấn để trưng bày.

Theo Tiền phong

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.