Kết cục cay đắng cho cán bộ địa chính chiếm đoạt tiền đất

(Baohatinh.vn) - Trong thời gian tại ngoại, Nguyễn Văn Bửu (SN 1972), trú xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đi làm phụ hồ để có tiền trang trải cuộc sống, công việc vất vả, nặng nhọc khiến Bửu thấm thía hơn về sai lầm trong quá khứ.

Kết cục cay đắng cho cán bộ địa chính chiếm đoạt tiền đất

Nguyễn Văn Bửu (SN 1972, trú thôn 10, xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên) tại phiên xử sơ thẩm vào sáng 6/8 ở TAND tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 6/8, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn Bửu - nguyên là công chức địa chính - môi trường - xây dựng UBND xã Cẩm Duệ về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Khác với phong thái đĩnh đạc, đạo mạo ngày trước, trước bục khai báo giờ đây là người đàn ông với nước da đen sạm, dáng vẻ gầy gò, khắc khổ. Gần 2 năm trôi qua, kể từ ngày hành vi sai trái bị phát giác, Bửu luôn sống trong cảm giác dằn vặt, day dứt.

Từ 2016-2019, UBND xã Cẩm Duệ tổ chức nhiều đợt đấu giá và cấp đất có thu tiền sử dụng đất cho người dân. Sau khi trúng đấu giá hoặc được cấp đất, nhiều hộ đã tin tưởng và đưa tiền cho Bửu để nhờ nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ và lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lợi dụng sự tin tưởng này, Nguyễn Văn Bửu đã nhiều lần nhận tiền của 4 hộ dân với tổng gần 600 triệu đồng rồi sử dụng vào việc chi tiêu cá nhân. Đồng thời, bị cáo đã sửa chữa, sử dụng giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của các hộ dân khác để lập hồ sơ rồi nộp vào Trung tâm Hành chính công huyện Cẩm Xuyên nhằm hợp thức hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 4 hộ này.

Kết cục cay đắng cho cán bộ địa chính chiếm đoạt tiền đất

Phiên tòa có sự tham gia của đông đảo người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Vụ việc được phát giác khi cán bộ Chi cục Thuế khu vực TP Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên đối chiếu số liệu, sổ sách, phát hiện có hành vi gian dối. Từ những thông tin này, Công an huyện Cẩm Xuyên đã vào cuộc làm rõ. Quá trình điều tra, Bửu đã thành khẩn, tích cực hợp tác với lực lượng chức năng làm rõ mọi góc khuất trong vụ án.

Với mục đích chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Văn Bửu đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng sâu thẳm trong lòng mình, bị cáo không ngừng dằn vặt, hối hận, chưa một ngày được ăn ngon, ngủ yên. Bửu sút cân trông thấy, lúc nào nhắm mắt lại cũng tưởng tượng ra cảnh mình đang lén lút thực hiện hành vi sai trái.

Kết cục cay đắng cho cán bộ địa chính chiếm đoạt tiền đất

Công an huyện Cẩm Xuyên tống đạt quyết định khởi tố đối với Nguyễn Văn Bửu (ảnh Lý Hùng Cường, chụp tháng 12/2019).

Trong thời gian tại ngoại, Nguyễn Văn Bửu xin làm phụ hồ để có tiền trang trải cuộc sống. Từ một cán bộ vốn chỉ quen với công việc giấy tờ, sổ sách nay trở thành người lao động chân tay vất vả, nặng nhọc khiến Bửu thấm thía hơn về sai lầm trong quá khứ. Một mặt, Bửu làm lụng chăm chỉ như một cách chuộc lỗi, mặt khác, Bửu tác động gia đình vay mượn, khắc phục toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt (gần 600 triệu đồng) và tự nguyện bồi thường số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, chậm nộp lệ phí trước bạ của hộ ông H.Đ.P. (thôn Trần Phú).

Tại phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Văn Bửu thành khẩn khai báo toàn bộ hành vi phạm tội. Theo lời trần tình của bị cáo, do nợ nần và không có khả năng thanh toán, chủ nợ đã “vẽ” cho vị cán bộ địa chính lợi dụng chức danh sẵn có để phù phép hồ sơ, kiếm tiền phi pháp. Lâm vào ngõ cụt khiến Bửu chẳng còn giữ được lý trí vốn có, mờ mắt đi vào con đường phạm pháp.

Kết cục cay đắng cho cán bộ địa chính chiếm đoạt tiền đất

Nhiều bị hại xin HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Mong muốn lớn nhất của Nguyễn Văn Bửu là sớm có cơ hội trở về, tìm kiếm việc làm, nuôi vợ, nuôi con. Toàn bộ số tiền vay mượn, có được cũng đã dốc hết để trả nợ cho Bửu khiến cuộc sống của cả gia đình càng thêm chật vật. Thương cảm trước hoàn cảnh của Bửu, các bị hại đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

10 năm tù giam là mức án cuối cùng dành cho Nguyễn Văn Bửu; đồng thời, y phải bồi thường gần 110 triệu đồng phát sinh do chậm nộp tiền sử dụng đất và tiền đấu giá đất. Mức án thích đáng dành cho bị cáo nhưng thẳm sâu trong lòng mỗi người dự khán có cái gì đó vừa tiếc nuối, vừa xót xa.

Chủ đề Chuyện vụ án

Đọc thêm

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn với 40 đối tượng, trong vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Làm thêm dịp hè giúp các em học sinh Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích ấy, việc làm thêm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật.
Bán hàng có trách nhiệm!

Bán hàng có trách nhiệm!

Thực tế cho thấy, chỉ khi người bán trên mạng xã hội (trong đó có các tiktoker) tuân thủ pháp luật và minh bạch thì “thị trường số” mới có thể phát triển bền vững.
Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Vụ án không chỉ là bài học đắt giá cho Nguyễn Viết Cường (trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về hiểm họa từ "cái chết trắng".
 Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Bida như một hình thức rèn luyện sức khoẻ và đang dần được phổ biến hơn tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó cũng có những sự biến tướng. Nhiều người đã biến những bàn bida trở thành những canh bạc trá hình.