Khai thác hải sản bằng thuốc nổ: Thủ đoạn ngày càng tinh vi

(Baohatinh.vn) - Không nghe tiếng nổ từ ngoài khơi vọng về không hẳn đánh bắt bằng chất nổ trên biển đã bị triệt phá. Thực tế cho thấy, những vụ đánh bắt hải sản bằng chất nổ ở Lộc Hà vẫn âm thầm diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Khoảng 2h sáng 1/3, khi mọi người đang chìm vào giấc ngủ, Nguyễn Hoài Minh (SN 1973, trú tại xóm Long Hải, xã Thạch Kim tỉnh giấc, xếp lại số hàng vừa mua vào túi xách, hướng đầu phía biển rảo bước, đầu hắn liên tưởng đến “một kết quả đậm”. Đứng yên, Nguyễn Hoài Minh - anh đã bị bắt! Đang mơ màng, Minh chợt hốt hoảng, đôi chân như khuỵu xuống sau tiếng hô lớn phá tan màn đêm thanh vắng. Chỉ trong chớp mắt, Minh bị cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Cửa Sót quật ngã, tra tay vào còng số 8. Khám xét hành lý, lực lượng chức năng thu được 6 kg thuốc nổ, 200 kíp nổ và 5m dây cháy chậm.

 
khai thac hai san bang thuoc no thu doan ngay cang tinh vi

CBCS Đồn Biên phòng Cửa Sót thường xuyên bám địa bàn, nắm chắc tình hình khu vực do đơn vị phụ trách. Ảnh: Anh Tấn

Đấu tranh khai thác, đối tượng khai nhận “toàn bộ số hàng này mua từ 1 mỏ đá chiều hôm trước, đang trên đường tiêu thụ thì bị bắt”. Đây là vụ việc mới nhất trong số những vụ buôn bán, vận chuyển thuốc nổ bị Đồn Biên phòng Cửa Sót bắt giữ.

Trong đánh bắt hải sản, nhiều ngư dân cho rằng, tuy tốn kém nhưng “ngon” nhất vẫn là dùng… thuốc nổ. Chỉ sau tiếng “bùm” là có thể thu lượng hải sản “hơn cả mong đợi”. Hơn thế, tiếng nổ lớn ngoài khơi không vọng về đất liền nên chẳng ai… bận tâm. Bởi vậy, đến nay, tình trạng đánh bắt bằng chất nổ vẫn âm thầm diễn ra. “Có cung ắt có cầu”, theo tính toán, trung bình 1 kg thuốc nổ giá 500 ngàn đồng nhưng đến tay người “tiêu dùng” có khi lên đến 800-900 ngàn đồng, thậm chí 1 triệu đồng. Thuốc nổ không chỉ “nhập” về từ các tỉnh như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế mà còn được “xuất” ở các mỏ đá trong tỉnh. 

Với trách nhiệm quản lý 9 xã vùng biển ngang, hơn 400 tàu thuyền, trong đó có khoảng 50 tàu công suất trên 90 CV, những năm qua, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Cửa Sót đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt ngăn chặn vấn nạn này. Trong nỗ lực làm “sạch” địa bàn, ngoài việc thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, lắp đặt nhiều biển hiệu pa-nô, áp phích, cán bộ, chiến sỹ còn theo dõi mọi di biến động của những đối tượng có tiền án, tiền sự…

Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chỉ dừng lại ở mức “cảnh báo”. Thực tế cho thấy, quá trình theo dõi, triển khai vây bắt khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là bắt giữ trên biển. Phó trưởng Đồn Biên phòng Cửa Sót Trần Đình Chiến cho hay: “Các đối tượng thường “gặp gỡ, trao đổi” ngoài khơi nên phương tiện của chúng tôi không theo kịp. Nhưng nếu ngư dân có tàu lớn cùng tham gia thì chẳng khác “nuôi ong tay áo”. Bởi, một mặt chở cán bộ, chiến sỹ biên phòng truy bắt, mặt khác một số chủ tàu lại phát “tín hiệu” để tẩu tán tang vật vì không muốn bị… trả thù. Sau một chuyến “bắt hụt” vừa qua, chính chủ tàu đã thú nhận điều đó”.

Cũng có nhiều trường hợp anh em thấy rõ từ xa là đối tượng ném tang vật xuống biển, nhưng khi đuổi kịp chỉ thấy hàng trăm kíp nổ nổi lềnh bềnh trên mặt biển; còn đối tượng đã… “cao chạy xa bay”. Một thủ đoạn tinh vi khác là tránh bị bắt quả tang, các đối tượng thả “hàng” xuống biển kéo theo tàu, khi gặp “sự cố” chặt đứt dây là xong. Nếu bị thu giữ, hàng cấm cũng thành… vô chủ!

Tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng chất nổ gây hậu quả khó lường. “Những tiếng nổ long trời lở đất trên đường (vận chuyển), hoặc ở khu dân cư (tàng trữ) thời bình không chỉ gây hoang mang trong nhân dân mà khiến không ít người cụt tay, cụt chân, thậm chí bỏ mạng. Đặc biệt, sử dụng chất nổ sẽ khiến môi trường sống bị hủy diệt, làm các loài hải sản không thể sinh trưởng được. Vì vậy, nếu không có sự hợp tác từ phía người dân, “cuộc chiến” này chưa biết đến khi nào mới kết thúc” - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Sót - Phan Văn Minh kết luận.

Chủ đề Cháy nổ - PCCC

Đọc thêm

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Trước thực trạng các vụ cháy, nổ liên quan đến thiết bị điện, xe điện có xu hướng diễn ra phức tạp, đặc biệt là tại các hộ gia đình, khu chung cư, nơi tập trung đông dân, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo PCCC về phương tiện sử dụng pin Li-ion (xe điện).
Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Vụ việc đã rõ, được TAND cấp cao phán quyết, nhưng những tồn đọng trong GPMB dự án xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đến nay vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư cũng như tình hình giao thương của người dân.