Khi kịch Lưu Quang Vũ trở về...

Hết Lời thề thứ 9 rồi tới Ông không phải là bố tôi, nhiều người đã bắt đầu nhắc tới một cuộc trở về của kịch bản Lưu Quang Vũ - khi 2 vở diễn này cùng xuất hiện trên sân khấu Hà Nội trong những ngày cuối năm 2012, đầu 2013...

Khá nhiều sự trùng hợp đặt ra với 2 vở diễn: cùng là những kịch bản gai góc và trực diện nhất của Lưu Quang Vũ, cùng thực hiện bởi lứa diễn viên trẻ, cùng thực hiện trong cảnh chính kịch của sân khấu Hà Nội đã lao đao tuột dốc từ chục năm nay. Vậy nhưng, cả hai nhà hát Tuổi Trẻ và Hà Nội lại có những lý do riêng trong sự lựa chọn của mình

Thuốc đắng và thuốc... cực đắng!

Không cần nói nhiều về giá trị của Lời thề thứ 9 - khi cùng với Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba da hàng thịt, kịch bản này đã mang lại Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cố tác giả Lưu Quang Vũ. Viết theo đặt hàng của ngành quân đội, viết về mối quan hệ quân - dân, nhưng đi tới cùng, Lời thề thứ 9 là câu chuyện của những bất công xã hội, của bộ máy quản lý xuống cấp và biến chất, đẩy mỗi người dân tới cảnh bần cùng.

Ấy vậy mà khi dựng lại, “liều lượng” phản biện của kịch bản này còn được kịch Tuổi Trẻ tăng thêm, với việc… tranh thủ đưa vào những chi tiết của vụ án Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng. Như lời NSƯT Chí Trung, đó là liều thuốc đắng cần thiết cho cuộc sống hiện tại, cũng như cho căn bệnh vô cảm thờ ơ của khán giả trẻ hôm nay.

Cảnh trong vở Ông không phải là bố tôi
Cảnh trong vở Ông không phải là bố tôi

Nếu theo cách nhìn ấy, “liều thuốc” mà Ông không phải là bố tôi (đạo diễn Phan Trọng Thành) mang theo còn gay gắt và trực diện hơn. Gay gắt tới nỗi, ở thời điểm ra đời, chỉ duy nhất Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh “dám” mang kịch bản về tập nội bộ cho sinh viên. Rồi, khi làn sóng Đổi mới dâng cao, Ông không phải là bố tôi lần đầu tiên đến với khán giả qua con đường của… kịch truyền hình, sau dăm bảy lần nâng lên đặt xuống (thậm chí, mãi tới năm 2003, một đơn vị sân khấu trong Nam cũng được yêu cầu “tạm dừng” khi đang dàn dựng kịch bản này).

Đến bây giờ, những khán giả U40 hẳn vẫn còn nhớ rõ những hiệu ứng mà Ông không phải là bố tôi từng mang lại qua sóng truyền hình. Đó là những Hùng “xong béng”, Liên “chặt gạch”, là câu thoại “chúng ta đã sống qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, để rồi bước sang thời… đồ đểu”, là câu cửa miệng “ông không phải là bố tôi” đã trở thành khẩu ngữ trong cuộc sống thường ngày. Câu chuyện khá đơn giản: một người cha không dám nhận vợ con vì những khắc nghiệt của miền Bắc sau 1954. Một người con nhận cha rồi lại không nhận - khi phát hiện bố mình cũng chỉ là “phế phẩm” suốt một thời. Một ông cán bộ tuyên huấn, chuyên rao giảng những điều vá trời lấp bể - để rồi cuối cùng ngộ ra: ngồi vót tăm tre là việc hữu ích nhất mà mình mang lại cho cuộc đời. Thế nhưng, ngần ấy nhân vật, cùng những lời thoại gay gắt và trực diện, lại hội đủ một thông điệp rất rõ ràng của Lưu Quang Vũ về sự ích kỷ, về những gì cứng nhắc, giáo điều đi ngược lại với đạo đức và tình cảm thiêng liêng từ ngàn đời…

Cũ và không cũ!

“Kịch bản của Lưu Quang Vũ không hề cũ. Thậm chí, tôi thấy những gì anh viết còn đúng hơn rất nhiều so với thời điểm cách đây vài chục năm. Khi ấy, những vấn đề về sự xuống cấp đạo đức trong mỗi gia đình, mỗi con người chưa được đặt ra một cách nghiêm trọng như bây giờ” - NSND Hoàng Dũng, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, giải thích.

Câu hỏi đặt ra: Nên vui hay buồn, khi sau 25 năm, kịch bản của Lưu Quang Vũ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất với những vấn đề như vậy?

Cảnh trong vở Lời thề thứ 9
Cảnh trong vở Lời thề thứ 9

“Phần nào, đó cũng là sự đáng buồn cho sân khấu, khi chúng ta vẫn chưa có được một tác giả xuất sắc như Lưu Quang Vũ. Cho dù, so sánh như vậy cũng hơi thiệt thòi cho các tác giả khác” - NSND Hoàng Dũng trả lời TT&VH. “Khi viết những kịch bản của mình, anh Vũ hội tụ được tất cả những gì thuận lợi nhất về khán giả, thời điểm xã hội, đời sống sân khấu. Còn bây giờ, rất nhiều thứ như vậy đang mất dần đi. Điển hình, bản thân các tác giả kịch bản vẫn có chút loay hoay trước câu hỏi: khán giả đang thật sự quan tâm tới cái gì?”.

Thực tế, với sân khấu Hà Nội, các kịch bản của Lưu Quang Vũ vẫn được dựng lại rả rích trong hơn chục năm qua. Đó là các trường hợp của Hoa cúc xanh trên đầm lầy và Nguồn sáng trong đời (Nhà hát Kịch Việt Nam), Cô gái đội mũ nồi xám (Nhà hát Kịch Tuổi Trẻ) hay Tôi và chúng ta, Hai ngàn ngày oan trái (Nhà hát Kịch Hà Nội).

Như lời NSND Hoàng Dũng, bên cạnh Lưu Quang Vũ, một số cây viết khác cũng đã có những hướng sáng tác khá độc đáo trong và sau thời Đổi mới. “Những kịch bản của Lưu Quang Vũ từng dàn dựng ở nhà hát chúng tôi thường có một mẫu nhân vật chung: thẳng thắn, thông minh, cam chịu, quên cả mình trong cuộc đấu tranh với cái xấu nhưng lại rất ngơ ngác, vụng dại trong tình yêu. Còn những Xuân Trình, Nguyễn Anh Biên lại có một cách đặt vấn đề khác, với những mẫu nhân vật khác: cuộc sống không thể có con người hoàn chỉnh. Chiếu theo những quy chuẩn khắt khe, người tốt có thể là người chưa đúng trong cuộc sống cá nhân, nhưng điều quan trọng là họ đang có đóng góp cho xã hội. Đóng góp càng nhiều, thì những chuyện như vậy hãy nên tạm được bỏ qua”.

Kịch bản của Lưu Quang Vũ không hề cũ. Thậm chí, tôi thấy những gì anh viết còn đúng hơn rất nhiều so với thời điểm cách đây vài chục năm - NSND Hoàng Dũng

“Đáng tiếc, những dòng kịch bản như vậy không kéo dài được mãi”, NSND Hoàng Dũng cho biết. “Một số tác giả mất đi, một số khác phần nào mất đi cái nồng nhiệt để lý giải cuộc sống hiện đại theo cách của mình mà chỉ còn lại cảm giác nao nao, hoài cổ trong kịch bản. Còn với cây viết trẻ, họ vẫn thiên về phản ánh bề rộng của cuộc sống, mà thiếu đi độ sâu cần thiết khi mổ xẻ vấn đề”.

Dựng theo cách của mình!

Không kể tới một Nhà hát Kịch Việt Nam vật vờ gần chục năm qua với hàng loạt vấn đề nội bộ, Kịch Hà Nội và Kịch Tuổi Trẻ là hai đơn vị cùng nhau “đánh vật” với cuộc chiến sinh tồn của làng kịch nói Hà Nội. Nhưng, bản thân mỗi nhà hát này vẫn có một con đường riêng khi chọn dựng kịch Lưu Quang Vũ lần này.

Điển hình, với Nhà hát Tuổi Trẻ, hàng loạt ý tưởng được đưa ra trong việc mang Lời thề thứ 9 tới khán giả. Gần như ngay sau thời điểm công diễn, một câu lạc bộ khán giả yêu sân khấu được thành lập - theo đó, những thành viên sẽ có thể xem Lời thề thứ 9 và các vở diễn khác với hình thức “mua 1 tặng 1”. Rồi, trong thời gian ngắn tiếp theo, dự kiến vở diễn sẽ được đưa tới biểu diễn tại các trường đại học với mức giá siêu rẻ, 20 ngàn đồng/vé (so với 100 ngàn đồng/vé tại rạp hiện nay).

“Chúng tôi đã làm hết sức để có thể dựng một vở diễn tử tế. Và cũng làm hết sức, để có thể đưa khán giả đến với đêm diễn của mình. Phần còn lại, nằm… ngoài tầm tay”, NSƯT Chí Trung tâm sự. Tuần 2 lần, mỗi đêm diễn Lời thề thứ 9 ở rạp Thanh Niên của anh đều đặn sáng đèn, dù khán giả khó lòng đến kín rạp. Thậm chí, như lời Chí Trung, vào đợt trời rét, có tối khán giả chỉ lèo tèo hơn hai chục người. “Hơn hai chục mà chúng tôi vẫn vui như có 200 người, vì họ vượt cái rét cắt da cắt thịt mà tới rạp để xem”.

Ngược lại, với Nhà hát Kịch Hà Nội, Ông không phải là bố tôi không có lịch biểu diễn cố định. 5 đêm diễn vừa qua được thực hiện cách quãng và không thường xuyên. “Chúng tôi không muốn có những đêm diễn chỉ lác đác vài chục người, bởi thế lịch diễn được tổ chức khá thưa với hi vọng có chừng 300 khán giả/đêm diễn. Đó là cách của Kịch Hà Nội, vì chúng tôi muốn tạo ấn tượng với người xem rằng trong hoàn cảnh nào, Nhà hát Kịch Hà Nội vẫn muốn có một không khí sân khấu nhất định, vẫn có phong cách của riêng mình” NSND Hoàng Dũng nói.

2 lựa chọn khác nhau, nhưng cùng chung hành trình tự tìm lại mình của những vở chính kịch trên sân khấu Hà Nội.

Theo thethaovanhoa.vn

Đọc thêm

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.
Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.