Khi người trẻ say nghề “ông đồ”

(Baohatinh.vn) - Trong bộ quần áo ông đồ màu xanh đậm, Trần Văn Phố đưa bàn tay thon dài theo những nét phóng bút, vẫy bút điêu luyện. Toàn bộ cơ thể và đôi mắt, thần thái của “ông đồ” trẻ chuyển động cùng những nét uốn lượn mềm mại của nghệ thuật thư pháp.

“Tuổi trẻ ngày nay có rất nhiều sở thích mới mẻ, nhưng với tôi, thư pháp Việt (chữ Việt viết theo lối thư pháp) là niềm đam mê đặc biệt. Đó là lúc tôi được thư thái, tĩnh tâm hòa mình vào vẻ đẹp của từng nét chữ và mang đến mọi người thông điệp: Hãy yêu quý, trân trọng và tự hào về chữ Việt” - Trần Văn Phố mở đầu câu chuyện.

Sinh năm 1989 ở phường Đức Thuận (TX Hồng Lĩnh), từ nhỏ, Phố đã nổi tiếng khéo tay và rất thích tập viết các chữ thư pháp trên các tờ lịch, cuốn sổ mà em bắt gặp. Sản phẩm đầu tiên đó là những con chữ uốn lượn được khắc trong các cuốn sổ lưu niệm tặng bạn. Niềm đam mê thư pháp được chắp cánh khi Phố vào Đại học Văn hóa ở Thủ đô Hà Nội. Em được tiếp cận nhiều hơn với các tài liệu và có điều kiện lân la cả ngày để học nét chữ của ông đồ lão luyện nghệ thuật thư pháp ở Quốc Tử Giám. Dần dần, Phố sắm cho mình bộ đồ nghề với bộ áo the - khăn đóng, cùng giấy, mực, nghiên, triện, vừa học, vừa luyện, vừa thể hiện năng khiếu đặc biệt của mình trong các sân chơi tập thể.

khi nguoi tre say nghe ong do

Mọi tâm trí, cảm xúc được hội tụ khi Phố thể hiện vẻ đẹp con chữ Việt

Phố chia sẻ, không khó để tìm các chương trình dạy viết chữ thư pháp nhưng để thành nghề thì không hề dễ. Trước hết là phải thực sự có năng khiếu, tiếp đó là niềm say mê, sự kiên trì, nhẫn nại trong học nghề, rèn nghề. Để có thể thành thạo bộ chữ Việt với nét vẻ riêng, phong cách riêng, Phố đã có hơn chục năm học tập, rèn giũa không ngừng. “Buổi đầu, có lúc đánh vật cả đêm, mỏi gối, đau buốt tay mới chinh phục được một con chữ. Đặc biệt, với người trẻ, muốn dành thời gian cho thư pháp thì phải hy sinh nhiều thú vui, sân chơi sôi động khác” - Phố chia sẻ.

Tốt nghiệp đại học, Phố ở lại Hà Nội thêm 5 năm với nghề tổ chức sự kiện, làm báo và viết chữ thư pháp trong một phòng tranh của đồng nghiệp. Phố còn tham gia viết thư pháp cho nhiều chương trình thiện nguyện, đặc biệt là viết chữ tặng người đi hiến máu và tặng bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo do Viện Huyết học Trung ương tổ chức. “Có rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Nhưng xúc động và ấm áp nhất là khi tôi viết chữ tặng những em nhỏ bị bệnh hiểm nghèo, được nhìn ánh mắt và nụ cười vui sướng của các em” - Phố tâm sự.

Những tưởng sẽ gắn bó với Thủ đô, nơi có môi trường rộng lớn để sống với niềm đam mê, nhưng theo lời kêu gọi của quê hương, năm 2015, Phố quyết định về tham gia công tác Đoàn thanh niên phường Đức Thuận. Tài viết chữ thư pháp cùng năng khiếu ca hát, sở trường đá bóng của Phố đã được phát huy rất hiệu quả trên “mảnh đất” phong trào đoàn. Ở vai trò của một Phó Bí thư Đoàn phường, Phố không chỉ là chủ công tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi của Đức Thuận mà còn là hạt nhân của nhiều chương trình do Thị đoàn Hồng Lĩnh tổ chức. Nghề viết chữ thư pháp - niềm đam mê máu thịt tiếp tục đồng hành với Phố trong các sân chơi ở các dịp lễ hội nhằm góp phần định hướng, lôi cuốn thế hệ trẻ vào những nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

khi nguoi tre say nghe ong do

Niềm vui khi hoàn thành tác phẩm

Dù bận rộn nhưng Phố luôn dành thời gian cho việc luyện chữ bởi, “nếu bỏ bút ít ngày là sẽ “hư tay” và nét viết khó bay, khó mềm mại”. Không gian dành cho nghệ thuật thư pháp, với Trần Văn Phố đó là ngôi nhà được trang trí nhiều bức tranh chữ mang những cung bậc cảm xúc, ghi dấu kỷ niệm trong nghề; là lúc trang trọng trải chiếu đỏ trình diễn nét phượng múa, rồng bay tại những lễ hội rộn rịp người xin chữ… Đêm giao thừa, ngày mồng một tết, ở các chùa, đền, có ngày, “ông đồ” Phố bán được cả mấy chục bức tranh thư pháp Việt (mỗi chữ 100 ngàn đồng).

Tết Nguyên đán cận kề, Trần Văn Phố đang bận rộn với những lời mời tham gia các lễ hội truyền thống trong tỉnh với vai trò của một ông đồ thư pháp Việt. Với Phố đó là niềm hạnh phúc riêng có bởi chính niềm đam mê đang giúp anh mang những con chữ cầu chúc năm mới may mắn, hạnh phúc, bình an đến mọi người và bởi thư pháp Việt đang góp phần làm nên những cái tết truyền thống ấm áp, đậm đà.

Thảo Yến

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…