Công bố bản đồ chứa 25.000 lỗ đen

Những chấm trắng trong ảnh là các lỗ đen siêu lớn, đang nuốt chửng vật chất giữa thiên hà cách Trái Đất hàng triệu năm ánh sáng.

Trong nghiên cứu được công bố bởi Đại học Hamburg (Đức), các nhà khoa học đã chia sẻ bản đồ chi tiết về các lỗ đen ở tần số vô tuyến cực thấp.

Nhà thiên văn học Francesco de Gasperin, đồng tác giả nghiên cứu cho biết đây là thành quả sau nhiều năm thu thập dữ liệu từ các kính viễn vọng. “Chúng tôi phải tìm ra phương pháp mới để chuyển đổi tín hiệu vô tuyến thành hình ảnh bầu trời”, ông chia sẻ.

Công bố bản đồ chứa 25.000 lỗ đen

Bản đồ gồm 25.000 lỗ đen, được mô phỏng bởi các chấm trắng giống sao trên trời. Ảnh: LOFAR

Khi ở trạng thái tĩnh, lỗ đen không phát ra bức xạ dễ nhận biết. Tuy nhiên đến lúc nuốt chửng vật chất, các lực trong lỗ đen mạnh đến nỗi phát ra bức xạ trên nhiều bước sóng, giúp các nhà khoa học phát hiện dễ dàng hơn.

Theo Business Insider, bức ảnh được công bố là bản đồ của 25.000 lỗ đen phát ra bức xạ có bước sóng vô tuyến cực thấp, được phân tích từ dữ liệu của Mạng lưới Tần số thấp (LOFAR) gồm 20.000 ăng-ten vô tuyến, đặt tại 52 địa điểm trên 9 quốc gia châu Âu.

LOFAR hiện là mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến duy nhất có thể chụp ảnh độ phân giải cao ở tần số dưới 100 MHz. Bản đồ 25.000 lỗ đen, bao phủ 4% bầu trời phía bắc là thành quả đầu tiên trong kế hoạch chụp lại toàn bộ phía bắc thiên cầu ở tần số cực thấp, được gọi là LOFAR LBA Sky Survey (LoLSS).

Do phải thông qua hệ thống kính viễn vọng trên Trái Đất, khó khăn của LOFAR nằm ở tầng điện ly, nơi các bức xạ vô tuyến tần số cực thấp có thể bị phản xạ lại không gian.

Tần số các bức xạ cũng có thể thay đổi khi xuyên qua tầng điện ly tùy vào điều kiện khí quyển. Để xử lý, nhóm nghiên cứu đã sử dụng siêu máy tính, chạy thuật toán khắc phục hiện tượng nhiễu tầng điện ly sau mỗi 4 giây.

Công bố bản đồ chứa 25.000 lỗ đen

Một phần mạng lưới LOFAR tại Hà Lan. Ảnh: Wikimedia

“Sau nhiều năm phát triển phần mềm, thật tuyệt vời khi chúng đã hoạt động”, Huub Röttgering, nhà thiên văn học từ Đài quan sát Leiden (Hà Lan), đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Theo Science Alert, phần mềm trên cũng có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu bản thân tầng điện ly. Những loại sóng xuyên qua tầng điện ly, mối quan hệ giữa tầng điện ly với chu kỳ Mặt Trời có thể được nghiên cứu thông qua hệ thống này.

Bên cạnh bản đồ 25.000 lỗ đen, các nhà nghiên cứu hy vọng dự án có thể khám phá những đối tượng bí ẩn trong khu vực tần số dưới 50 MHz, giúp giới thiên văn hiểu biết thêm về các mô hình vật lý trong thiên hà, cụm thiên hà và các lĩnh vực nghiên cứu khác.

Theo Zing

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.