Nhóm nghiên cứu ở Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) phát triển công nghệ nhìn xuyên qua nhiều loại tường chỉ dựa trên bộ định tuyến Wi-Fi.
Hệ thống do nhóm nghiên cứu Đại học Carnegie Mellon cho phép quan sát người hoặc vật di chuyển trong phòng thông qua tín hiệu Wi-Fi. Ảnh: iStock
Giới nghiên cứu đã tìm cách “quan sát” người mà không dùng camera hoặc máy quét LiDAR đắt tiền trong nhiều năm. Năm 2013, nhóm nghiên cứu ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tìm ra cách sử dụng tín hiệu điện thoại di động để nhìn xuyên qua tường. Năm 2018, nhóm nghiên cứu khác cũng ở MIT sử dụng Wi-Fi để phát hiện người ở phòng khác và thể hiện chuyển động của họ thông qua hình que di động. Hiện nay, các nhà nghiên cứu ở Đại học Carnegie Mellon tạo ra hệ thống nhìn xuyên qua tường bằng Wi-Fi.
Nhà nghiên cứu Jiaqi Geng và cộng sự phát triển phương pháp phát hiện hình dạng ba chiều và chuyển động của cơ thể người trong phòng, chỉ sử dụng bộ định tuyến Wi-Fi. Nhóm chuyên gia sử dụng DensePose, hệ thống lập bản đồ tất cả pixel trên bề mặt cơ thể người trong một bức ảnh. Về cơ bản, đây là một cách ghi lại một hệ tọa độ cho mỗi khớp nhằm mô tả tư thế của con người. Sau đó, họ thiết kế mạng lưới neuron sâu giúp kết hợp các pha và biên độ tín hiệu Wi-Fi do bộ định tuyến truyền và nhận với các tọa độ trên cơ thể người.
Công nghệ trên hoạt động thông qua truyền tín hiệu Wi-Fi công suất thấp qua bức tường và dội quanh phòng. Tín hiệu này phát hiện tất cả vật thể trong phòng, loại trừ vật thể tĩnh. Khi tín hiệu bật trở lại, hệ thống sử dụng sự phản xạ của vật thể chuyển động để tạo ra hình ảnh giống radar. Hệ thống có thể ứng dụng với tường thạch cao, hàng rào gỗ, thậm chí tường bê tông, dù tầm hoạt động và độ chính xác phụ thuộc vào loại tường. Theo nhóm nghiên cứu, tín hiệu Wi-Fi có thể thay thế camera màu RGB thông thường do khắc phục được chướng ngại vật như điều kiện ánh sáng kém mà thấu kính camera hay vấp phải.
Phần lớn hộ gia đình ở các nước phát triển đều có sóng Wi-Fi ở nhà, do đó công nghệ mới có thể dùng để theo dõi sức khỏe của người lớn tuổi hoặc xác định hành vi đáng ngờ. Tiềm năng sử dụng của công nghệ rất lớn, từ hỗ trợ lực lượng hành pháp đột kích tòa nhà tới giúp lính cứu hỏa tìm kiếm người gặp nạn trong đám cháy hoặc trong công tác tìm kiếm cứu hộ.
Ngày 1/4/2025, VinBigdata (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố triển khai Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI Vingroup năm 2025. Học viên sẽ được đào tạo miễn phí với sự dẫn dắt của chuyên gia đầu ngành trong nước và thế giới. Đi cùng là cơ hội phát triển nghề nghiệp tại Vingroup cùng học bổng du học trường top đầu thế giới về công nghệ.
Chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp, nhất là DNNVV đầu tư chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả SXKD được chứng minh tại mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp công nghệ cao quy mô lớn duy nhất tại Hà Tĩnh.
Sau quá trình thử nghiệm kỹ lưỡng, các nhà khoa học đã xác định được phân tử CIM-834, một chất ức chế mạnh mẽ có khả năng ngăn chặn hoàn toàn sự nhân lên của virus SARS‑CoV‑2.
Người dùng tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ sớm được trải nghiệm dịch vụ Internet truyền qua vệ tinh Starlink do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk cung cấp.
Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon đưa hai phi hành gia trở về Trái Đất sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.
Không chỉ nghiên cứu, bảo tồn mà KHKT đang góp phần phát triển bền vững nghề trồng cây ăn quả nói chung và đặc sản cam bù Hương Sơn, cam giòn Thượng Lộc nói riêng ở Hà Tĩnh.
Trần Anh Minh, 37 tuổi, với nghiên cứu đột phá về chip quang, được chủ nhân Nobel Vật lý 2014 đánh giá là người "có giá trị đặc biệt" trong lĩnh vực quang tử ở Mỹ.
Mẫu tàu viên đạn tốc độ 450 km/h của Trung Quốc, CR450, đang trải qua các thử nghiệm diện rộng và đánh giá nguyên mẫu, mở đường cho hoạt động thương mại.
Theo kết quả Bộ chỉ số PII năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đạt 33,62 điểm, xếp thứ 34/63 tỉnh, thành; tăng thứ hạng từ nhóm 3 lên nhóm 2 và tăng 8 bậc so với năm 2023.
Hà Tĩnh đang tập trung phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức Hà Tĩnh trong xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.
Giải thưởng VinFuture công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14h ngày 17/4. Sau 4 năm triển khai, giải thưởng đã thu hút gấp gần 3 lần số lượng đề cử - từ 599 dự án năm đầu tiên lên đến 1.469 dự án vào mùa giải gần nhất năm 2024.
Các dự án KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đang được triển khai hiệu quả, có nhiều tiềm năng hiệu quả kinh tế cao và dễ nhân rộng.
Sở KH&CN Hà Tĩnh sẽ sớm tham mưu tỉnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đột phá, huy động tất cả các lực lượng nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Sau khi thả các cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn cho các loài.
Hà Tĩnh phấn đấu nâng cao đóng góp của KH&CN và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck của Đức, các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất đang trong giai đoạn "quá hạn" đối mặt với một siêu bão Mặt trời có sức tàn phá khủng khiếp, đe dọa toàn bộ hệ thống vệ tinh và lưới điện toàn cầu.
Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa X quang thuộc Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin cho biết vaccine ung thư của nước này dự kiến sẽ được công bố vào đầu năm 2025.
4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Liên hiệp các Hội KH&KT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy sức sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giải thưởng Chính VinFuture 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho 5 nhà khoa học vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu - deep learning.