Kim cương đen 2,6 tỷ năm tuổi

Viên kim cương đen 555,55 carat hiếm gặp là kết quả của vụ va chạm giữa một tiểu hành tinh và Trái Đất hàng tỷ năm trước, có thể trị giá tới 5 triệu USD.

Kim cương đen 2,6 tỷ năm tuổi

Viên kim cương đen Enigma. Ảnh: Sotheby

Viên kim cương Enigma ra đời khi một thiên thạch hoặc một tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất cách đây 2,6 - 3,8 tỷ năm trước. Enigma chứa dấu vết của nitơ và hydro dồi dào trong không gian cũng như osbornite, một khoáng chất chỉ có ở thiên thạch. Chủ nhân của Enigma mua nó dưới dạng đá thô vào thập niên 1990 và cắt thành hình dạng hiện nay, lấy cảm hứng từ Hamsa, biểu tượng hình cây cọ tượng trưng cho sức mạnh và sự bảo vệ ở Trung Đông.

Sau khi trưng bày ở Dubai, Enigma sẽ được chuyển tới triển lãm ở Los Angeles, California và London, trước khi vòng đấu giá trực tuyến 7 ngày bắt đầu hôm 3/2, theo Katia Nounou Boueiz, giám đốc nhà đấu giá Sotheby ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Kim cương đen, hay còn gọi là carbonado, bao gồm những viên kim cương vi tinh thể sắp xếp theo các hướng tinh thể học ngẫu nhiên. Loại đá này thường có màu tối, mờ đục, xốp và có độ sáng yếu. Chúng được công nhận là một loại kim cương lần đầu tiên vào năm 1841 bởi các nhà tìm kiếm quặng mỏ người Bồ Đào Nha ở Brazil. Họ gọi kim cương đen là “carbonado” bởi chúng trông giống những mẩu than đá nhỏ.

Theo Sophie Stevens, chuyên gia về trang sức ở Sotheby, kim cương đen carbonado có niên đại đặc biệt lâu đời. Kim cương trắng và các loại kim cương màu khác thường được tìm thấy ở đá Kimberlite và đến mặt đất thông qua phun trào núi lửa. Trong khi đó, kim cương đen carbonado tồn tại trong trầm tích phù sa, có nghĩa chúng được vận chuyển bởi nước, ví dụ những dòng suối. Chúng nằm ở rất gần mặt đất.

Stevens cho biết viên kim cương Enigma nhiều khả năng hình thành sau khi một tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất và tạo ra lắng đọng hóa học từ hơi, tạo điều kiện cho kim cương hình thành. Đây cũng là một trong những hợp chất khó cắt nhất thế giới, nhưng các chuyên gia đã cắt nó thành một viên đá 55 mặt.

Theo VNE (Theo Mail)

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.