Rùa vàng quý hiếm xuất hiện

Một con rùa đột biến với cơ thể màu vàng tươi đã được phát hiện dưới ao làng Burwan ở bang Tây Bengal, vào tuần trước.

Rùa vàng quý hiếm xuất hiện

Rùa vàng xuất hiện ở bang Tây Bengal hôm 27/10. Ảnh: Debashish Sharma/IFS.

Đây là lần thứ hai rùa vàng quý hiếm xuất hiện ở Ấn Độ trong năm 2020. Trước đó, hồi giữa tháng 7, người dân bang Odisha cũng phát hiện trường hợp tương tự trên một cánh đồng ở làng Sujanpur, quận Balasore.

Trong bài đăng trên Twitter hôm 27/10, nhân viên Dịch vụ Lâm nghiệp Ấn Độ (IFS) Debashish Sharma cho biết sinh vật là một cá thể đột biến thuộc loài rùa mai vành (Lissemys punctata). Màu sắc hiếm thấy của nó là do thiếu hụt tyrosine, tiền chất của melanin, hắc tố quyết định màu da, mắt và tóc ở người và sinh vật.

“Chúng thiếu hụt hắc tố melanin nhưng những sắc tố khác vẫn tồn tại, đó là lý do một số cá thể đột biến có màu vàng, thậm chí là đỏ, thay vì màu trắng như trường hợp bạch tạng và bạch thể”, nhà sinh vật học Sneha Dharwadkar giải thích.

Rùa vàng quý hiếm xuất hiện

Rùa vàng xuất hiện ở bang Odisha hôm 19/7. Ảnh: Susanta Nanda IFS.

Rùa mai vành Ấn Độ phân bố phổ biến tại môi trường nước ngọt ở Nam Á. Chúng là động vật ăn tạp, nhưng chủ yếu ăn ếch, ốc và thực vật thủy sinh. Con trưởng thành dài từ 22 đến 35 cm, đặc trưng bởi cơ thể màu xanh lục với nhiều đốm vàng trên lưng. Trường hợp đột biến với toàn bộ cơ thể có màu vàng tươi là rất hiếm trong tự nhiên.

Theo Đoàn Dương (Theo CNET)/VNE

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.