Tàu vũ trụ Crew Dragon “cập bến” ISS

Khoảng 14h22 GMT ngày 31/5 (21h22 theo giờ Hà Nội), tàu vũ trụ Crew Dragon của công ty SpaceX mang theo 2 phi hành gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã “cập bến” Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Tàu vũ trụ Crew Dragon “cập bến” ISS

Hình ảnh ghi lại từ Trung tâm của NASA cho thấy tàu vũ trụ Crew Dragon của Tập đoàn SpaceX (Mỹ) đang kết nối với Trạm Vũ trụ quốc tế, ngày 31/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Hoạt động “cập bến” diễn ra chỉ 19 giờ sau khi tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của bang Florida (Mỹ), mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực du hành không gian thương mại.

Tham gia vào chuyến bay này là 2 phi hành gia giàu kinh nghiệm của NASA là Bob Behnken và Doug Hurley. Đây được coi là chuyến du hành lịch sử đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2011, các phi hành gia Mỹ bay lên vũ trụ với sự hỗ trợ của tên lửa đẩy Falcon 9 chế tạo trong nước và được phóng đi từ lãnh thổ Mỹ.

Tàu vũ trụ do công ty tư nhân SpaceX của Mỹ, chuyên sản xuất hàng không vũ trụ và vận chuyển không gian do tỷ phú Elon Musk sáng lập có trụ trở tại bang California, thiết kế, chế tạo và sở hữu. Vào năm 2011, hệ thống tàu vận tải con thoi có người lái sử dụng nhiều lần của Mỹ đã ngừng hoạt động. Từ đó, chỉ có tàu vũ trụ Soyuz của Nga đưa phi hành đoàn lên trạm ISS. Để tiếp tục kế hoạch đưa các phi hành gia lên ISS, Mỹ đã chế tạo những con tàu vũ trụ có người lái mới như Crew Dragon của hãng SpaceX và Starline của hãng Boeing.

Tàu vũ trụ Crew Dragon “cập bến” ISS

Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon của Tập đoàn SpaceX rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ ngày 30/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngay sau khi Mỹ phóng thành công tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon lên quỹ đạo, phá vỡ thế độc tôn về du hành vũ trụ của Nga trong nhiều năm qua, Moskva đã tuyên bố về kế hoạch thử 2 tên lửa mới trong năm nay và tiếp tục chương trình Mặt Trăng vào năm 2021.

Theo Trung Kiên - Đặng Huyền - Duy Trinh (TTXVN)

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.