Ợ chua
Axit được tạo ra khi tiêu hóa thức ăn chứa trong dạ dày. Lực hấp dẫn giúp ép dòng chất lỏng đi xuống. Tuy nhiên, khi nằm trên giường, axit sẽ di chuyển qua dạ dày và có thể tiếp xúc với các bộ phận nhạy cảm của tiêu hóa.
Đó là lý do ăn no nằm trên giường có thể dẫn đến chứng ợ nóng, cảm giác đau rát ở ngực và cổ họng.
Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng
Nếu bạn ăn nhiều trước khi đi ngủ vào tối muộn, quá trình tiêu hóa vẫn tiếp tục diễn ra khi bạn đang ngủ. Vì vậy, cơ thể vẫn hoạt động trong giai đoạn trao đổi chất, dành năng lượng để tiêu hóa thức ăn đã ăn trước khi đi ngủ, khiến ngủ không sâu.
Ảnh minh họa: ©Buravleva Stock/Shutterstock.com
Dễ gặp ác mộng
Ăn quá nhiều vào ban đêm cũng có thể khiến bạn gặp ác mộng. Như đã nói, quá trình trao đổi chất được kích hoạt do ăn đêm khiến não hoạt động nhiều hơn.
Sau đó, bạn bước vào chu kỳ REM được gọi là chuyển động mắt nhanh của giấc ngủ, thời điểm giấc mơ diễn ra. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy đang có giấc mơ sống động hoặc kinh dị ban đêm, hãy dừng ăn gần giờ đi ngủ.
Đi tiểu thường xuyên hơn
Một số người tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm, gọi là chứng tiểu đêm. Tình trạng này có thể liên quan đến lượng caffeine trong thức ăn bạn ăn cuối ngày. Điều đó có nghĩa thực phẩm bạn ăn là chất lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
Ngoài cà phê, caffeine có trong các loại thực phẩm khác chúng ta có thể ăn trước khi đi ngủ như trà, món tráng miệng chứa socola và một số loại thuốc.
Tăng cân
Khi bạn ăn muộn và đi ngủ ngay, cơ thể không đủ thời gian đốt cháy calo, gây tăng cân. Tốt nhất, nên ngừng ăn trước khi đi ngủ hoặc đợi một lúc mới đi ngủ, nếu không muốn béo lên một cách không mong muốn.
Các nhà dinh dưỡng học cho biết, quá trình chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non trước khi ngủ trưa hoặc ngủ vào ban đêm kéo dài khoảng ba giờ. Vì vậy, khoảng thời gian tính từ lúc ăn đến lúc đi ngủ nên khoảng ba tiếng. Tất nhiên, đây chỉ là gợi ý, nhưng cũng vẫn đáng để bạn lưu tâm và thực hành nếu có thể.